Tuần san

  


 

                                                                        

TIN VUI 

Flowchart: Document: Số 
145
12/7/2008
        

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

 

NHƯ MỘT LỜI MỜI:

- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác

- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com

- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa

- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

MỤC LỤC

 TOC \o "1-3" \h \z \u MỤC LỤC.. PAGEREF _Toc203623016 \h 1

SỐNG LỜI CHÚA.. PAGEREF _Toc203623017 \h 2

Chúa Nhật XV Thường Niên A.. PAGEREF _Toc203623018 \h 2

PHÚC ÂM: Mt 13, 1-9 {hoặc 1-23}.. PAGEREF _Toc203623019 \h 2

HẠT GIỐNG VÀ NGƯỜI GIEO GIỐNG.. PAGEREF _Toc203623020 \h 3

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI. PAGEREF _Toc203623021 \h 5

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊ-NÊ-ĐIC-TÔ XVIGỬI CÁC BẠN TRẺ NHÂN NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ XXIIITẠI SYDNEY – 2008. PAGEREF _Toc203623022 \h 5

Vài Bổ Nhiệm mới tại Giáo Triều Roma. PAGEREF _Toc203623023 \h 11

TÒA THÁNH CÔNG BỐ NGÂN SÁCH CHI THU NĂM 2007. PAGEREF _Toc203623024 \h 12

Đức Hồng y Hồng Kông đề nghị phong chân phước cho dịch giả Kinh Thánh tiếng Hoa. PAGEREF _Toc203623025 \h 12

Phong trào giáo dân Focolare đã có tân chủ tịch. PAGEREF _Toc203623026 \h 13

TÒA THÁNH CÔNG BỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐỨC THÁNH CHA VIẾNG THĂM NƯỚC PHÁP. PAGEREF _Toc203623027 \h 14

Kitô giáo Ấn Độ bị tấn công, Tổng Giám Mục kêu gọi chấm dứt bạo lực. PAGEREF _Toc203623028 \h 15

Kitô hữu Sri Lanka và các nhóm ủng hộ quyền tự do thông tin phản đối sự quấy rối các phương tiện truyền thông. PAGEREF _Toc203623029 \h 16

Đức giáo hoàng đến dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới trên chiếc phi cơ “Shepherd One. PAGEREF _Toc203623030 \h 17

TỔNG KẾT ĐẠI HỘI THÁNH THẾ QUỐC TẾ QUÉBEC.. PAGEREF _Toc203623031 \h 19

Mấy số thống kê về Giáo hội Công giáo tại Úc. PAGEREF _Toc203623032 \h 19

ĐTC ban ơn toàn xá cho những ai tham dự các sinh hoạt Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney. PAGEREF _Toc203623033 \h 20

CÁC GIÁO PHẬN ÚC CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI TRẺ.. PAGEREF _Toc203623034 \h 21

THUẬN LỢI ĐẦU TIÊN LÀ SỰ HIỆP NHẤT. PAGEREF _Toc203623035 \h 22

Ðoàn Việt Nam tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới đông kỷ lục. PAGEREF _Toc203623036 \h 24

TÌM HIÊU– SỐNG ĐẠO.. PAGEREF _Toc203623037 \h 26

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXIII - 12-21/7/2008. PAGEREF _Toc203623038 \h 26

PHÚT SUY TƯ.. PAGEREF _Toc203623039 \h 28

GIỌT NƯỚC CÁM ƠN.. PAGEREF _Toc203623040 \h 29

NHỮNG ÁP DỤNG MỤC VỤ NHÂN ĐẠI HỘI THÁNH THẾ QUỐC TẾ LẦN THỨ 49 TẠI QUÉBEC, CANADA.. PAGEREF _Toc203623041 \h 32

Câu chuyện về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. PAGEREF _Toc203623042 \h 37

Đến tận cùng biên giới PAGEREF _Toc203623043 \h 41

SỐNG CHỨNG NHÂN.. PAGEREF _Toc203623044 \h 45

CHỨNG TÁ ĐỨC TIN CỦA MÈYRA LUCCHI MOISE.. PAGEREF _Toc203623045 \h 45

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH.. PAGEREF _Toc203623046 \h 46

HỒ THAN THỞ.. PAGEREF _Toc203623047 \h 46

Sức khỏe gia đình : PAGEREF _Toc203623048 \h 48

TẮC RUỘT. PAGEREF _Toc203623049 \h 48

ĐỌC SÁCH.. PAGEREF _Toc203623050 \h 51

MỖI SÁNG THỨC DẬY LÀ MỘT ƠN PHƯỚC.. PAGEREF _Toc203623051 \h 51

 

 

 

SỐNG LỜI CHÚA

 

Chúa Nhật XV Thường Niên A

 

PHÚC ÂM: Mt 13, 1-9 {hoặc 1-23}

"Kìa, có người gieo giống đi gieo lúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói:

"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi. Ai có tai thì hãy nghe".

{Các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: 'Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành'. Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe.

"Vậy, các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó, đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".}

Đó là lời Chúa.

HẠT GIỐNG VÀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

Bài Tin Mừng hôm nay mang tên là dụ ngôn Người gieo giống. Chỉ cần đọc lướt qua dụ ngôn, người nông dân, vốn là những người thuần thục trong việc đồng án, phát hiện ra ngay rằng, đây không phải là vấn đề của nông nghiệp. Vì không có người nông dân nào sạ lúa thiếu suy nghĩ đến nỗi, gặp đâu gieo đó. Người nông dân quý từng hạt giống, không bao giờ họ phung phí để rồi đem sạ hạt giống của mình ra vệ đường, hay trên đất đầy đá sỏi, hay trong bụi gai nào đó, mà phải kén đất để sạ giống.

Còn trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, cho thấy hình ảnh một người gieo giống hoàn toàn khác hẳn. Anh hào phóng đến nỗi đã gieo bất cứ nơi nào anh ta đi qua. Bởi dụ ngôn không phản ánh vấn đề của nông nghiệp, vì thế, nó phải được đặt ở một chiều kích khác, đó là chiều kích đức tin, đó là sự biểu lộ của mầu nhiệm Nước Trời. Và người gieo hạt giống Nước Trời mà Tin Mừng cho thấy, chắc chắn không phải chỉ là người nông dân.

Vậy người gieo giống, nếu nói cho chính xác, thì đó là ai? Thông thường, người ta nghĩ rằng, đó là chính Chúa Giêsu. Nhưng nếu nói đầy đủ hơn, chúng ta phải nói rằng, hình ảnh người gieo giống tượng trưng cho ba đối tượng:

1. Thiên Chúa đã rộng rãi trao ban Lời của Người cho trần gian. Lời đó chính là Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là quà tặng của Thiên Chúa để trần gian được hưởng nhờ. Người chính là Lời của Thiên Chúa mang lại sự sống cho trần gian. Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa không trừ một đối tượng nào, nhưng mời gọi tất cả hãy bước vào đời sống Nước Trời. Chúa không phân biệt đối xử – dù là đất bên đường, hay sỏi đá, hay đất chỉ toàn gai góc, nghĩa là dù là kẻ xấu, người tốt – nhưng muốn mọi người đều lắng nghe, sống và để cho Lời Chúa ngày càng sinh hiệu quả thánh thiện, công chính trong lòng mình. Thiên Chúa, người Cha từ ái, luôn dang rộng vòng tay đón nhận mọi thành phần, miễn là chúng ta đừng chối từ Người, chúng ta đừng đẩy Người ra khỏi đời mình, nhưng hãy lắng nghe, hãy sống Lời Người huấn dạy ta.

2. Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã làm người. Là Lời của Thiên Chúa, Chúa Kitô như hạt giống mà chính Thiên Chúa gieo vào trần thế. Chính Chúa Kitô, một khi lãnh nhận sứ mạng gieo Lời Chúa, Người cũng chính là người gieo hạt giống. Như vậy, Chúa Kitô vừa là hạt giống Lời Chúa, vừa là người gieo hạt giống ấy.

Với vai trò là Lời của Thiên Chúa, Chúa Kitô được sinh ra trong lòng con người. Dù lòng con người có thể là mãnh đất tốt, cũng có thể là mãnh đất cằn cỗi, sỏi đá… Ai biết đơn thành đón nhận và sống như Chúa Kitô, nghĩa là đón nhận Lời và làm phát sinh Lời, người ấy là đất tốt. Tâm hồn người ấy có thể phát sinh nhiều hiệu quả của ơn công chính, bình an, thánh thiện… Đó chính là lúc hạt giống Lời đã phát sinh kết quả, “có hạt được gấp trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi”, như Chúa Kitô đã nói.

Với vai trò là người gieo Lời của Thiên Chúa, Chúa Kitô đã trung thành loan báo Lời, đã không bao giờ lùi bước, miễn sao Lời Thiên Chúa được gieo khắp nơi, được lớn lên trong tâm hồn mỗi con người. Mỗi hành vi, mỗi lời phán dạy, và suốt cả đời trần thế của Chúa Kitô đều là mạc khải của Thiên Chúa để trao ban sự sống đời đời cho chúng ta. Là Lời của Thiên Chúa, Chúa Kitô đã làm trọn sứ mạng cắm rễ sâu trong đời sống của nhân loại, nhất là trong lòng của những ai đón nhận. Sứ mạng đó, bài đọc I, trích sánh tiên tri Isaia đã nói: “Lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta ủy thác” (Is 55,11). Là người gieo hạt giống Lời Chúa, Chúa Kitô đã thực hiện đúng theo thánh ý Thiên Chúa, là rộng rãi đem gieo hạt giống Lời trên tất cả mọi người không trừ ai. Tất cả mọi người đều được Chúa Kitô mời gọi tham dự vào đời sống trong ơn cứu độ của Người. Bởi Thiên Chúa “làm cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5, 45).

3. Chúng ta là người đón nhận và là người gieo. Thiên Chúa gieo chính hình ảnh Người nơi tâm hồn ta, để một cách rất tự nhiên, ta sống là sống trong niềm khao khát hạnh phúc, khao khát vươn lên chân thiện mỹ. Rồi qua Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã trao Lời Người, đã ngỏ lời cách cụ thể để trao ban chính mình Người cho ta. Chúa Kitô mời gọi ta bước vào đời sống hiệp thông trong khuôn mẫu tình yêu vô cùng của Thiên Chúa.

Đến lượt mình, ta đã làm gì để đón nhận Lời như Chúa muốn? Dụ ngôn người gieo giống nêu lên bốn loại đất, tượng trưng cho chính tâm hồn chúng ta:

– Đất bên vệ đường: Tượng trưng cho những tâm hồn chưa được ánh sáng đức tin soi chiếu nên không đón nhận Lời Chúa. Hạt giống Lời Chúa không có cơ hội để nẩy mầm. Tình trạng này có thể có nhiều nguyên nhân. Nếu là những tâm hồn, tự thân, đã khép kín, khước từ hạt giống Lời Chúa, thì ánh sáng đức tin không bao giờ có thể rọi vào, hạt giống Lời Chúa sẽ không bao giờ có thể có cơ hội nẩy mầm, cho đến bao giờ họ chấp nhận khuất phục trước quyền năng của Chúa.

Tuy nhiên, chúng ta đừng vội lên án những tâm hồn như thế. Có khi họ sống trong tình trạng “đất vệ đường” là do gương mù, gương xấu của người Kitô hữu. Chính tấm gương của những tâm hồn, tuy là con cái ánh sáng, nhưng cuộc đời đầy bóng tối, đã đẩy xa Thiên Chúa khỏi anh chị em mình. Nếu đó là chúng ta, chúng ta thật đáng trách. Nếu ý thức mình là hạt giống Lời Chúa, mà Chúa cần để trao ơn cứu độ cho anh chị em mình, thì chúng ta gắng sống một đời sống trung thành, tận tụy làm hạt giống như Chúa dạy và theo gương Chúa Kitô. Nếu biết mình là người gieo giống, thì phải mặc lấy chính cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng đã đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Là hạt giống và là người gieo hạt giống theo gương Chúa Kitô, chúng ta đã hoàn thành xuất sắc ơn gọi làm sứ giả của Lời.

– Đất đầy sỏi đá: Tượng trưng cho những tâm hồn đón nhận Lời Chúa dễ dàng nhưng mau bỏ cuộc. Nhất là khi gặp thử thách, nhiều khi phải đối đầu với mọi khó khăn vây bủa, những tâm hồn như “đất đầy sỏi đá” này đã không vững lòng cậy trông, không sống niềm phó thác, nhưng đã sớm lìa bỏ đức tin của mình. Loại “đất” này có thể rơi vào bất cứ ai trong chúng ta. Hãy nhớ rằng, muốn trung kiên tới cùng, phải liên lỉ vun tưới, chăm sóc đức tin của mình. Cố gắng trung thành trong từng bổn phận nhỏ nhặt từng ngày, nhất là cố vượt qua những thử thách đời thường, để khi gặp thử thách lớn, ta đủ sức đứng vững. Chúa nói: Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung tín trong việc lớn. 

– Đất chỉ toàn gai góc: Đây là tình trạng của những tâm hồn sống đạo nửa chừng, xem nhẹ đức tin. Đức tin không phải là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là tình trạng sống đạo chung của rất nhiều Kitô hữu. Lời Chúa có nghe, nhưng chưa bao giờ suy niệm hay cầu nguyện với Lời Chúa. Chưa bao giờ để Lời Chúa thực sự thấm vào lòng, vào nội tâm của mình mà chỉ nằm bên lề cuộc sống. Đối với những loại tâm hồn “đất chỉ toàn gai góc” này, công việc làm ăn, những lo toan bộn bề của cuộc sống, những vướng mắc do việc mưu sinh hằng ngày, thậm chí việc làm giàu vật chất… chiếm hết thời gian, chiếm hết vị trí trong nội tâm. Những tâm hồn loại này không bao giờ muốn cố gắng thêm, không bao giờ muốn rèn giũa để đức tin ngời sáng, mà chỉ muốn đạt tới Nước Trời với giá rẻ mạt.

– Đất tốt: Đây mới là hình ảnh của Kitô hữu đích thực. Những tâm hồn thuộc về “đất tốt” luôn khao khát được Chúa ở với mình, khao khát đẹp lòng Chúa. Họ chấp nhận hy sinh, chấp nhận cố gắng để thánh ý Chúa nên trọn. Họ không chọn con đường sống dễ dãi, nhưng luôn phấn đấu, luôn vượt qua để vươn lên trong tình mến Chúa, trong lòng tin và niềm phó thác trong tay Chúa. Họ đặt Chúa là chủ đích của đời mình. Lời Chúa sẽ được họ nuốt lấy, ôm ấp, và cố sống sao cho mỗi ngày nên giống hình ảnh Chúa Kitô, vừa trở nên hạt giống của Lời, vừa là người gieo hạt giống của Lời. Đức Maria và các thánh là kiểu mẫu cho đời sống của những tâm hồn thuộc về “đất tốt” này. Một tâm hồn luôn có Chúa như thế, cuộc đời họ sẽ thăng tiến trong ơn nghĩa Chúa. Chắc chắn họ sẽ làm được điều mà Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa Cha mong mỏi. Đó là, họ sẽ sinh nhiều kết quả tốt: “Có hạt được gấp trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi”.

Chúng ta hãy nhớ rằng, đòi hỏi của Lời Chúa là đòi hỏi dứt khoát, đó cũng là một đòi hỏi cần sự chiến đấu cam go để đạt tới, để sinh hiệu quả. Lời Chúa trao cho chúng ta không bao giờ nửa vời, thì chúng ta cũng phải lãnh nhận trọn vẹn. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã từng gọi thái độ của những tâm hồn sống đức tin không phấn đấu là một thứ “Kitô giáo không Thánh giá”. Chúng ta đã vâng nghe Lời Chúa, thì vâng cho trọn, không thể có chuyện muốn mang danh Kitô hữu mà lại đứng ngoài đời sống Kitô hữu. Sách Khải Huyền đã chỉ trích nặng thái độ sống không chọn lựa ấy: “Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi: nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng, chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3, 15b-16).

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Mục lục

 

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊ-NÊ-ĐIC-TÔ XVIGỬI CÁC BẠN TRẺ NHÂN NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ XXIIITẠI SYDNEY – 2008


“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em.

Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8)

Các bạn trẻ thân mến!

1. Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII

Với niềm vui lớn lao, Cha luôn nhớ lại thời gian chúng ta đã cùng trải qua tại Cologne vào tháng tám năm 2005. Khi kết thúc cuộc biểu lộ không thể nào quên về lòng tin và sự nhiệt thành của các con đó, mà hình ảnh vẫn còn ghi khắc sống động trong tâm trí Cha đây, Cha đã hẹn các con cho cuộc gặp gỡ lần tới sẽ được tổ chức tại Sydney vào năm 2008. Đó sẽ là Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII với chủ đề là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8). Chúa Thánh Thần và sứ mạng truyền giáo chính là tư tưởng chủ đạo trong việc chuẩn bị thiêng liêng cho cuộc gặp gỡ tại Sydney. Trong năm 2006, chúng ta đã tập trung suy niệm về Chúa Thánh Thần như là Thần Chân Lý; năm 2007, chúng ta tìm cách khám phá sâu xa hơn về Thần Khí Tình Yêu, để tiến đến Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2008 bằng suy tư về Thần Khí Sức Mạnh và Chứng Nhân ban cho chúng ta lòng can đảm sống Tin mừng và mạnh dạn công bố Tin Mừng.

Vì thế, điều căn bản là mỗi người trẻ các con, trong các cộng đoàn của các con và cùng với những người phụ trách, hãy suy tư về Tác nhân chính của lịch sử cứu độ, chính là Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Chúa Giêsu, để các con có thể đạt đến những mục tiêu cao cả sau đây: nhận ra căn tính thật của Thần Khí, trước hết là bằng cách nghe Lời Chúa trong Mạc khải của Kinh Thánh; ý thức rõ về sự hiện diện liên tục và tích cực của Người trong đời sống Giáo Hội, cách đặc biệt khi các con tái khám phá ra Chúa Thánh Thần chính là “linh hồn”, là hơi thở sống động của đời sống người Kitô hữu, nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo - Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể; nhờ đó, các con trưởng thành trong việc hiểu biết về Chúa Giêsu ngày càng sâu xa và vui tươi hơn, và đồng thời có thể thực hành Tin Mừng cách hiệu quả trong bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.

Bằng sứ điệp này, Cha muốn gởi đến các con một gợi ý suy niệm mà chúng con có thể đào sâu trong suốt năm chuẩn bị này; điều đó sẽ giúp các con kiểm chứng lại chất lượng niềm tin của mình vào Chúa Thánh Thần, tái khám phá lại nếu niềm tin ấy đã bị mất, tăng cường nếu niềm tin ấy còn yếu kém, và sống niềm tin trong mối quan hệ với Chúa Cha và Con của Người là Đức Giêsu Kitô nhờ tác động không thể thiếu của Chúa Thánh Thần. Các con đừng bao giờ quên rằng: Giáo Hội, và cả nhân loại đang hiện diện chung quanh các con bây giờ và đang chờ đợi các con trong tương lai, trông chờ nhiều vào giới trẻ các con, bởi vì các con mang trong mình ân huệ cao cả nhất của Chúa Cha: Thần Khí của Chúa Giêsu.

2. Lời hứa về Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh

Việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa nói về những gì liên quan đến mầu nhiệm và công trình của Chúa Thánh Thần mở ra cho chúng ta những mặc khải to lớn có thể tóm tắt như sau.

Ít lâu trước ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Và đây, chính Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24, 49). Điều đó đã xảy ra trong ngày lễ Hiện Xuống khi các ông tụ họp cầu nguyện trong Nhà Tiệc ly cùng với Đức Trinh Nữ Maria. Việc tuôn đổ Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội mới sinh là việc thực hiện một lời hứa xa xưa hơn của Thiên Chúa, lời hứa đã được loan báo và chuẩn bị trong suốt Cựu Ước.

Quả thật, ngay từ những trang đầu, Kinh Thánh giới thiệu Thần Khí Chúa như ngọn gió “bay lượn trên mặt nước” (x. St 1, 2). Kinh Thánh nói Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi con người (x. St 2, 7), qua đó truyền sự sống cho con người.Sau tội nguyên tổ, thần khí sự sống của Thiên Chúa được thể hiện nhiều lần trong lịch sử nhân loại, thúc đẩy các ngôn sứ khuyên nhủ dân được chọn trở về với Thiên Chúa và trung thành tuân giữ các giới răn của Người. Trong thị kiến nổi tiếng của ngôn sứ Edêkien, Thiên Chúa, với thần khí của Người, làm cho dân Israel - tượng trưng bằng những “bộ xương khô” - sống lại ( x. 37, 1-14). Ngôn sứ Giôen nói tiên tri về một “sự tuôn traøn thần khí” trên tất cả mọi người, không trừ ai. Tác giả thánh đã viết: “Sau đó Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm…Trong những ngày ấy, Ta cũng sẽ đổ thấn khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (3, 1-2).

Khi “thời gian tới hồi viên mãn” (x. Gl 4, 4), Thiên Thần Chúa đã loan báo cho Trinh Nữ thành Nagiarét rằng Thánh Thần - “quyền năng Đấng Tối Cao” - sẽ xuống và rợp bóng trên Cô. Con trẻ mà Cô sắp sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1, 35). Theo cách diễn tả của ngôn sứ Isaia, Đấng Messia sẽ là một người mà trên người đó Thần Khí Chúa sẽ ngự (x. 11, 1-2; 42, 1). Đó chính là lời tiên tri mà Chúa Giêsu đã trưng dẫn khi bắt đầu sứ vụ công khai của Người trong hội đường thành Nagiarét: Truớc sự ngạc nhiên của các thính giả, Người nói: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19; x. Is 61, 1-2). Khi nói với những người hiện diện, Chúa Giêsu qui chiếu vào chính Người những lời tiên tri này khi Người quả quyết rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe” (Lc 4, 21). Và, trước khi chịu chết trên thập giá, Người đã nói với các môn đệ nhiều lần về việc Chúa Thánh Thần sẽ đến, Ngài là “Đấng Bảo Trợ” với sứ vụ làm chứng cho Người và trợ giúp các tín hữu bằng cách dạy họ và hướng dẫn họ vươn tới Chân Lý toaøn veïn (x. Ga 14, 16-17. 25-26; 15, 26; 16, 13).

3. Lễ Hiện Xuống, khởi điểm cho sứ vụ của Giáo Hội

Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, “Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần’ ”(Ga 20, 22). Rồi mạnh mẽ hơn, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ Tông Đồ; “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một” (2, 2-3).

Chúa Thánh Thần đã đổi mới các Tông Đồ từ bên trong, ban cho các ông tràn đầy một sức mạnh khiến các ông can đảm công bố không sợ hãi rằng: “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại!”. Được giải thoát khỏi mọi sợ haõi, các ông bắt đầu tự tin rao giảng (x. Cv 2, 29; 4, 13; 4, 29. 31). Những ngư phủ nhát đảm miền Galilê đã trở nên những người loan báo Tin Mừng quả cảm. Ngay cả những kẻ thù của các ông cũng không hiểu bằng cách nào mà “những người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân” (x. Cv 4, 13) như các ông lại có thể trở nên can đảm đến thế và vui mừng chịu đựng những khó khăn, đau khổ và bắt bớ. Không gì có thể ngăn chặn các Tông đồ. Các ông đã trả lời cho những kẻ ra sức bịt miệng các ông: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4, 20). Giáo Hội đã được khai sinh như thế đó và từ ngày Hiện Xuống, Giáo Hội không ngừng loan truyền Tin Mừng “cho tới tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

4. Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội và nguyên lý hiệp thông

Nhưng để hiểu sứ mạng của Giáo Hội, chúng ta phải trở lại Phòng Tiệc ly nơi các môn đệ tụ họp với nhau (x. Lc 24, 49), cầu nguyện cùng với Đức Maria laø người “Mẹ”, trong niềm mong đợi Thần Khí đã được hứa. Đó chính là hình ảnh Giáo Hội non trẻ mà tất cả các cộng đoàn Kitô hữu phải bắt chước. Sự thành công của công tác tông đồ và truyền giáo trước hết không phải là kết quả của các phương pháp và chương trình mục vụ đã được soạn thảo cách thông thái và “hiệu quả”, nhưng chính là hoa trái của sự cầu nguyện liên lỉ của cả cộng đoàn (x. Phaolô VI, Evangelii Nungtiandi, số 75). Ngoài ra, muốn cho sứ vụ đạt hiệu quả, các cộng đoàn phải hiệp nhất, tức là phải có “một lòng một ý” (x. Cv 4, 32), và phải sẵn sàng minh chứng cho tình yêu và niềm vui mà Chúa Thánh Thần thấm nhuần tâm hồn các tín hữu (x. Cv 2, 42). Tôi Tớ Chúa là Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng: Ngay cả trước khi là hành động, sứ vụ của Giáo Hội là làm chứng và chiếu sáng cho người khác. (x. Encycl. Redemptoris mission, số 26). Đó chính là điều đã xảy ra vào thời kỳ đầu của Kitô giáo khi những người ngoại giáo – theo giaùo phuï Tertullien ghi nhận – đã theo đạo Chúa vì thấy tình thương ngự trị trong cộng đồng người Kitô hữu: “Nhìn xem – dân ngoại bảo nhau – họ yêu thương nhau bieát dường nào” (x. Apologetique, số 39#7).

Để kết thúc suy tư vắn tắt này về Lời Chúa trong Kinh Thánh, Cha mời các con suy gẫm xem cao quý biết bao ân huệ to lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại – đó là Chúa Thánh Thần, là bằng chứng cao nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, một tình yêu được diễn tả cách cụ thể như tiếng “vâng vì sự sống” mà Chúa muốn trao cho mỗi thụ tạo của Người. Tiếng “vâng vì sự sống” này đạt được sự viên mãn trong Chúa Giêsu thành Nagiarét và trong chiến thắng của Người trên sự dữ bằng con đường cứu độ. Về điều này, chúng ta không bao giờ được quên rằng Tin Mừng của Chúa Giêsu, và cũng là của Thần Khí, không thể đơn giản hóa như một câu chuyện thông thường, nhưng phải trở nên “tin tốt lành cho người nghèo, sự giải thoát cho kẻ tù đày, ánh sáng cho người mù…” Đó chính là điều đã diễn ra trong ngày Hiện Xuống, và đã trở nên hồng ân và nhiệm vụ của Giáo Hội đối với thế giới, là sứ vụ hàng đầu của Giáo Hội.

Chúng ta là hoa trái của sứ vụ đó của Giáo Hội nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta mang trong mình dấu ấn tình yêu của Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, dấu ấn đó chính là Chúa Thánh Thần. Đừng bao giờ quên rằng Thần Khí Chúa luôn nhớ đến từng người chúng ta, và Ngài muốn, đặc biệt qua các con, các bạn trẻ, thổi lên trong thế giới ngọn gió và ngọn lửa của một lễ Hiện Xuống mới.

5. Chúa Thánh Thần - “Vị Thầy nội tâm”

Các bạn trẻ thân mến, ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hành động với sức mạnh trong Giáo Hội, và các hoa trái của Thần Khí thì phong phú tùy theo mức độ chúng ta sẵn sàng mở lòng mình ra cho sức mạnh đổi mới của Người. Vì thế, điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta phải biết Người, đi vào trong mối tương quan với Người và để Người hướng dẫn chúng ta. Tuy nhiên, tại điểm này, có một câu hỏi tự nhiên nảy sinh: Đối với tôi, Chúa Thánh Thần là ai?

Trong thực tế, đối với nhiều Kitô hữu, Chúa Thánh Thần vẫn là “người vô danh vĩ đại”. Đó là lý do tại sao, trong khi chúng ta chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, Cha muốn mời caùc con đào sâu hiểu biết cá nhân của caùc con về Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống; Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” (Kinh Tin Kính Niceùe - Constantinople). Quả thật, Chúa Thánh Thần, thần khí tình yêu của Cha và Con, là nguồn mạch sự sống thánh hóa chúng ta, “vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Tuy nhiên, biết Thần Khí không thì chưa đủ; chúng ta phải đón tiếp Người như người hướng dẫn linh hồn chúng ta, như “Vị Thầy nội tâm”, Đấng đưa chúng ta vào Mầu nhiệm Ba Ngôi, bởi vì chỉ minh Người có thể mở lòng chúng ta đón nhận đức tin và cho phép chúng ta sống đức tin tròn đầy mỗi ngày. Chính Người thúc đẩy chúng ta đi đến với tha nhân, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu và làm chúng ta nên những ngöôøi loan báo cho tình thương của Thiên Chúa.

Cha biết rõ là giới trẻ các con mang trong tâm hồn mình sự ngưỡng mộ và tình yêu lớn lao đối với Chúa Giêsu, các con mong muốn gặp Người và nói chuyện nhiều với Người. Các con hãy nhớ rằng chính sự hiện diện của Thần Khí trong chúng ta đã củng cố, tạo nên và xây dựng con người chúng ta trên chính Con Người của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh. Vậy, các con hãy thân quen với Chúa Thánh Thần để cũng nên thân quen với Chúa Giêsu.

6. Bí tích Thêm Sức và Thánh Thể

Các con có thể hỏi Cha: Bằng cách nào caùc con có thể để Chúa Thánh Thần đổi mới mình và caùc con lớn lên trong đời sống thiêng liêng như thế nào? Câu trả lời, như caùc con đã biết, là đây: Chúng ta có thể làm được việc đó nhờ các Bí tích, bởi vì đức tin được nảy sinh và được củng cố nhờ các Bí tích, đặc biệt các Bí tích khai tâm Kitô giáo: Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể, các Bí tích này bổ sung cho nhau và không thể tách lìa nhau (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, số 1285). Sự thật về ba Bí tích nằm ở cội nguồn đời sống Kitô hữu này dường như bị lãng quên trong đời sống đức tin của nhiều Kitô hữu. Những người này xem các Bí tích ấy như những cử chỉ đã hoàn tất trong quá khứ, không có một ảnh hưởng thực tế nào trong hiện tại, tựa như những rễ cây không có nhựa sống. Cũng có nhiều bạn trẻ, sau khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức, thì bắt đầu sao lãng đời sống đạo. Cũng có những bạn trẻ không nhận lãnh Bí tích này. Trong khi đó, chính nhờ các Bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và tiếp theo đó, Bí tích Thánh Thể, mà Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên con của Chúa Cha, nên những người em của Chúa Giêsu, nên thành phần của Giáo Hội Người, có khả năng làm chứng thật cho Tin Mừng và vui sống đức tin.

Vì thế, Cha mời các con suy nghĩ về điều Cha đang viết cho các con. Ngày nay, điều đặc biệt quan trọng là tái khám phá Bí tích Thêm Sức và tìm lại giá trị của Bí tích này đối với sự phát triển đời sống thiêng liêng của chúng ta. Những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức nên nhớ rằng họ đã trở nên những “đền thờ của Chúa Thánh Thần”: Chúa ở trong họ. Nên luôn ý thức điều này và ra sức làm cho kho tàng trong mình mang lại những hoa quả của sự thánh thiện. Những ai đã được rửa tội và chưa nhận lãnh Bí tích Thêm Sức, hãy chuẩn bị nhận lãnh Bí tích này, vì bằng cách đó các con sẽ trở nên những Kitô hữu “trọn vẹn”, bởi Thêm Sức hoàn thiện ân sủng Thánh Tẩy (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, số 1302-1304). Thêm Sức cho chúng ta sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho Thiên Chúa và làm vinh danh Người bằng tất cả đời sống chúng ta (x. Rm 12, 1). Thêm Sức làm chúng ta ý thức sâu sắc việc chúng ta thuộc về Giáo Hội - “Thân Thể của Chúa Kitô” – mà tất cả chúng ta là những thành viên sống động của Thân Thể này, trong sự liên đới với nhau (x. 1 Cr 12, 12-25). Bằng cách để chính mình được Thần Khí hướng dẫn, mỗi người đã được rửa tội có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng Giáo Hội nhờ những đặc sủng Thần Khí ban cho, vì “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1 Cr 12, 7). Khi Thần Khí hành động, Người đem đến cho linh hồn những hoa quả của Ngưới, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, và tiết độ” (Gl 5, 22). Đối với những ai trong các con chưa lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, cha gửi đến lời mời gọi chân tình là hãy chuẩn bị nhận lãnh Bí tích này, hãy xin các linh mục giúp các con. Đó là một cơ hội nhận được ân sủng đặc biệt mà Chúa dành cho các con. Đừng bỏ qua cơ hội này!

Cha muốn nói thêm một chút về Bí tích Thánh Thể. Để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cần được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa Kitô. Quả thật, chúng ta được rửa tội và thêm sức để lãnh nhận Thánh Thể (x. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo, 1322; Sacramentum Caritatis, số 17). “Là cội nguồn và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội, Thánh Thể là một “lễ Hiện Xuống vĩnh viễn” bởi vì mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần - Đấng kết hợp chúng ta cách sâu xa hơn với Chúa Kitô và biến đổi chúng ta trong Người. Các bạn trẻ thân mến, nếu các con thường xuyên tham dự Thánh lễ, nếu các con dành một ít thời gian để chầu Mình Thánh Chúa, thì Cội nguồn Tình yêu là Bí tích Thánh Thể sẽ giúp chúng con vui vẻ quyết tâm dâng hiến cuộc sống các con cho Tin Mừng. Đồng thời các con cũng sẽ cảm nghiệm rằng mỗi khi chúng ta không thành công bằng sức riêng mình, Chúa Thánh Thần sẽ đến biến đổi chúng ta, Người tuôn đổ trên chúng ta sức mạnh của Người và biến chúng ta nên những chứng nhân đầy tràn lòng nhiệt thành truyền giáo của Chúa Kitô phục sinh.

7. Sự cần thiết và khẩn cấp của sứ mạng truyền giáo

Nhiều bạn trẻ nhìn cuộc đời mình với nhiều lo âu và đặt cho mình nhiều câu hỏi về tương lai. Họ áy náy tự hỏi: Làm sao chúng tôi có thể hòa nhập vào một xã hội được đánh dấu bằng quá nhiều bất công và đau khổ nặng nề? Chúng tôi phải phản ứng như thế nào trước tính ích kỷ và bạo lực thỉnh thoảng xem ra đang thắng thế? Làm sao chúng tôi có thể làm cho cuộc sống đầy ý nghĩa? Làm sao chúng tôi có thể làm cho những hoa quả của Thần Khí đã nói ở trên - “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (x. Số 6) - có thể tràn ngập thế giới mang đầy vết thương và dễ vỡ này, đặc biệt là thế giới của người trẻ? Trong những điều kiện nào Thần Khí ban sự sống của công cuộc tạo dựng lần thứ nhất và đặc biệt là của công cuộc tạo dựng lần thứ hai, tức là công cuộc cứu chuộc, trở nên linh hồn mới của nhân loại? Chúng ta đừng quên rằng một khi ân huệ của Chúa càng lớn - ân huệ của Thần Khí Chúa Giêsu lớn hơn cả - thì thế giới càng cần nhận lãnh ân huệ đó, và vì thế sứ vụ của Giáo Hội trong việc làm chứng cho ân huệ đó càng lớn lao và hứng thú hơn. Và đối với các con, Ngày Giới trẻ Thế giới là một cách thức để các con bày tỏ lòng ao ước được tham gia vào sứ vụ này.

Về khía cạnh này, các bạn trẻ thân mến, Cha muốn nhắc chúng con về một số chân lý căn bản để các con suy niệm. Một lần nữa, Cha muốn nhắc lại rằng chỉ có Chúa Kitô mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu sa nhất trong tâm hồn con người; Chỉ một mình Chúa Kitô mới có thể nhân tính hoá nhân loại và đưa nhân loại đạt đến “sự thần thánh hoá của mình”. Bằng quyền lực của Thần Khí, Người thấm đẫm chúng ta lòng bác ái thiêng liêng, làm cho chúng ta có khả năng yêu mến người thân cận và sẵn sàng phục vụ họ. Chúa Thánh Thần soi sáng, mạc khải cho chúng ta Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, Người chỉ cho chúng ta con đường làm sao để nên giống Chúa Kitô hơn, hầu chúng ta có thể trở nên “sự diễn tả và khí cụ của tình yêu tuôn trào từ Chúa Kitô “ (x. Deus caritas est, số 33). Những ai để mình được Thần Khí hướng dẫn hiểu rằng việc dấn thân phục vụ Tin Mừng không phải là một lựa chọn tùy ý, vì họ ý thức về tính khẩn cấp của việc truyền thông Tin Mừng cho tha nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rằng chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa Kitô khi chúng ta để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, vì Người là “tác nhân chính của sự phúc âm hóa” (x. Evangelii nuntiandi, số 75) và “tác nhân chính của việc truyền giáo” (x. Redemptoris missio, số 21).

Các bạn trẻ thân mến, như những vị tiền nhiệm đáng kính của Cha - Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II - đã nói trong nhiều dịp: Ngày nay, việc rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin cần thiết hơn bao giờ hết (x. Redemptoris missio, số 1). Có những người cho rằng trình bày kho tàng quí báu của đức tin cho những người không chia sẻ nó là bất bao dung đối với những người đó; thực sự không phải là như vậy, bởi vì trình bày Chúa Kitô không có nghĩa là áp đặt Người (x. Evangelii nuntiandi, số 80). Hai ngàn năm trước, mười hai Tông Đồ đã hy sinh mạng sống mình để làm cho Chúa Kitô được biết và được yêu. Từ đó, suốt bao thế kỷ, Tin Mừng tiếp tục lan truyền nhờ những người nam và người nữ được thúc đẩy bởi cùng một lòng nhiệt thành truyền giáo như thế. Ngày nay cũng vậy, các môn đệ Chúa Kitô không tiếc thời gian và năng lực phục vụ Tin Mừng. Các bạn trẻ, hãy để cho tình yêu của Thiên Chúa bao bọc lấy các bạn và hãy đáp trả cách quảng đại lời mời gọi khẩn cấp của Người, giống như nhiều vị chân phước và các vị thánh trẻ đã làm trong quá khứ, cũng trong thời gian gần đây. Cách đặc biệt, Cha bảo đảm với các con rằng Thần Khí của Chúa Giêsu ngày nay đang mời gọi giới trẻ các con mang Tin mừng của Ngài tới các bạn đồng trang lứa với các con. Người lớn thường gặp khó khăn khi tới gần thế giới người trẻ do không hiểu biết đầy đủ và khó thuyết phục các con; đó có lẽ là một dấu chỉ cho thấy Thần Khí thúc ép chúng con – chính người trẻ - phải lãnh nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng cho người trẻ. Các con biết rõ những lý tưởng, những ngôn ngữ, và cả những vết thương, những mong đợi và lòng khao khát điều tốt đẹp mà các bạn trẻ ở tuổi các con đang ấp ủ. Một thế giới mênh mông những tình cảm, công việc, học hành, mơ ước và cả đau khổ của người trẻ… đang chờ đợi các con. Mỗi người trong các con phải can đảm hứa với Chúa Thánh Thần là sẽ mang một bạn trẻ đến với Chúa Giêsu Kitô theo cách thức các con cho là tốt nhất, biết cách “ trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của các con, nhưng bằng thái độ dịu dàng và trân trọng” (x. 1 Pr 3, 15).

Nhưng để đạt được mục đích này, các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy nên thánh và nên những nhà truyền giáo, bởi vì không bao giờ chúng ta có thể tách sự thánh thiện ra khỏi việc truyền giáo (x. Redemptoris missio, số 90). Các con đừng sợ trở nên những nhà truyền giáo thánh thiện như Thánh Phanxicô Xavie, người đã rảo khắp vùng Viễn Đông rao giảng Tin Mừng tới sức cùng lực kiệt, hay như Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là nhà truyền giáo mặc dầu chưa bao giờ bước chân ra khỏi Dòng Kín Cát Minh; cả hai vị này đều là “Quan Thầy của các Xứ Truyền giáo”. Các con hãy sẵn sàng dấn thân để rọi sáng thế giới bằng chân lý của Chúa Kitô; để sẵn sàng lấy tình yêu đáp trả mọi hận thù và mọi khinh rẻ sự sống; để công bố niềm hy vọng của Chúa Kitô phục sinh trên khắp hoàn cầu.

8. Cầu xin một “Lễ Hiện Xuống mới” trên thế giới

Các bạn trẻ thân mến, Cha mong đợi được gặp đông đảo các con tại Sydney vào tháng Bảy 2008. Đó là một cơ hội Chúa đã sắp đặt để cho chuùng ta được cảm nghiệm trọn vẹn sức mạnh của Thánh Thần. Hãy đến đông đảo để tạo nên một dấu chỉ hy vọng và một sự nâng đỡ quý báu cho các cộng đoàn của Giáo Hội Australia, những người đang chuẩn bị đón tiếp các con. Đối với các bạn trẻ của đất nước này, đây sẽ là cơ hội đặc biệt để giới thiệu vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng cho một xã hội đang bị tục hóa trong nhiều cách. Australia, cũng như toàn châu Đại Dương, cần tái khám phá những cội rễ Kitô giáo của mình. Trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám muïc “Giáo Hội tại châu Đại Dương”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại châu Đại Dương chuẩn bị một cuộc tân Phúc Âm hóa cho những dân tộc hiện đang khao khát Chúa Kitô… Một cuộc tân Phúc Âm hóa là điều ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội tại châu Đại Dương” (số 18).

Cha mời các con dành thời giờ cho việc cầu nguyện và học hỏi thiêng liêng trong giai đoạn cuối này của cuộc hành trình tiến đến Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII, để tại Sydney các con sẽ có khả năng làm mới lại những lời đã hứa khi lãnh Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức. Chúng ta sẽ cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Thần, tin tưởng cầu xin Thiên Chúa ban hồng ân của một lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội và cho nhân loại của ngàn năm thứ ba này.

Nguyện xin Đức Maria, Người đã cùng cầu nguyện với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc ly, đồng hành cùng các con trong những tháng này và xin Mẹ cầu bầu cho tất cả người trẻ Kitô hữu được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần để tâm hồn các con được cháy lửa yêu mến. Hãy nhớ rằng Giáo Hội tin cậy nơi caùc con! Chúng tôi, những Mục Tử, chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho các con để các con có thể yêu và làm cho người khác yêu Chúa Giêsu ngày càng nhiều hơn và để các con trung thành bước theo Người. Với những tâm tình này, Cha chúc lành cho tất cả các con trong tình mến sâu xa.

Từ Lorenzago, ngày 20 tháng Bảy 2007

+ BÊNÊDICTÔ XVI

Mục lục

Vài Bổ Nhiệm mới tại Giáo Triều Roma

 

VATICAN - Hôm Thứ tư mùng 9 tháng 7, ĐTC Bênêđitô XVI đã nhận đơn từ nhiệm của Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, vì lý do đã đến hạn tuổi nghỉ hưu, và đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, đương nhiệm Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin, lên thay thế. Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, tu sĩ dòng Don Bosco, năm nay 70 tuổi, Tân Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, một chuyên viên môn Kitô Học, đã được thụ phong linh mục tháng 12 năm 1967, là giáo sư và là Phó Viện Trưởng Đại Học Don Bosco(Salesianum) từ năm 1991 đến năm 2000.


ĐTC cũng đồng thời bổ nhiệm linh mục Dòng Tên, người Tây Ban Nha, Giáo Sư Thần Học Tín Lý tại Giáo Hoàng Đại Học Đường Gregoriana và là Tổng Thư Ký Uỷ Ban Quốc Tế các Thần Học Gia, làm Tổng Thư Ký của Bộ Giáo Lý Đức Tin, thay thế Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato. Đó là Linh Mục Luis Francisco Ladaria Ferrer, sinh năm 1944. Với chức vụ mới Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài được thăng chức Tổng Giám Mục.


Đây là lần đầu tiên một tu sĩ Dòng Tên được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhân vật cao cấp hàng thứ 2 của Bộ. Vị tân Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin năm nay 64 tuổi. Ngài đã gia nhập Dòng Tên tháng 10 năm 1966, và đã được thụ phong linh mục tháng 7 năm 1973.


Từ năm 1986 đến năm 1994, Đức Tân Tổng Giám Mục Luis Francisco Ladaria Ferrer là phó viện trưởng Đại Học Gregoriana, Là chuyên viên về Thần Học Tín Ký, ngài là cố vấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 1995, và là Tổng Thư Ký của Uỷ Ban Thần Học QuốcTế từ năm 2004.


Được biết ĐHY Joseph Ratzinger, trước khi được chọn kế vị Thánh Phêrô ở ngai toà Roma, là Chủ Tịch của Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế, trong tư cách là Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

 

Mục lục

 

 

TÒA THÁNH CÔNG BỐ NGÂN SÁCH CHI THU NĂM 2007

 

VATICĂNG: Sáng mùng 9-7-2008 Tòa Thánh đã công bố ngân sách chi thu năm 2007, theo đó số tiền thu tổng cộng được 236.737.207 Euros, và chi ra là 245.805.167 Euros. Như thế ngân qũy năm 2007 Tòa thánh thiếu hụt 9.067.960 Euros, sau ba năm thặng dư 2004-2006 tổng cộng được 15.206.587 Euros.


Thông cáo đã được công bố sau phiên họp thứ 42 của Hội Đồng Hồng Y đặc trách nghiên cứu các vấn đề tổ chức và kinh tế của Tòa Thánh, triệu tập tại nội thành Vaticăng trong hai ngày mùng 3-4 tháng 7 vừa qua dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.


Số tiền thu được đến từ sự đóng góp của các Hội Đồng Giám Mục, các giáo phận, dòng tu và nhiều hiệp hội khác nhau. Số tiền chi ra bao gồm lương trả cho 2748 nhân viên các cấp của Tòa Thánh, trong đó có 778 giáo sĩ, 333 tu sĩ và 1637 giáo dân trong đó có 425 phụ nữ. Cộng thêm lương hưu trí cho 929 nhân viên về hưu và các trợ cấp xã hội khác. Số tiền bị thiếu hụt liên quan tới các chi phí cho đài phát thanh Vaticăng và các chi chí in ấn báo Quan Sát Viên Roma. Các cơ quan truyền thông khác như nhà in, trung tâm truyền hình và nhà sách Vaticăng lời được 3 triệu Euros. Trong khi sổ thu của Viện bảo tàng Vaticăng tích cực vì số người viếng thăm trong năm 2007 tăng lên tới 4,3 triệu.


Trong năm 2007, theo Giáo Luật số 1271 các Hội Đồng Giám Mục và các giáo phận đã đóng góp cho Tòa Thánh 29.552.843 mỹ kim. Đứng đầu là Đức với 31,57%, tiếp đến là Hoa Kỳ 28,31%, Italia 18,90%, Áo 3,75%, Canada 3,46% Tây Ban Nha 3,18% và Nam Hàn 2,31%.


Trong khi số tiền quyên góp hằng năm để giúp Đức Thánh Cha làm việc bác ái gọi là ”Đồng tiền thánh Phêrô” năm 2007 được 79.837.843 mỹ kim. Đứng đầu là Hoa Kỳ với 28,29%, tiếp đến là Italia 13,04%, Đức 6,08%, Tây Ban Nha 4,10%, Pháp 3,68%, Ailen 3,33% Brasil 2,18% Nam Hàn 1,60%. Số tiền này được Đức Thánh Cha dùng để trợ giúp nạn nhân các tai ương thiên nhiên, hay yểm trợ các sáng kiến của nhiều giáo đoàn địa phương thuộc thế giới thứ ba hay trợ giúp các Giáo Hội nghèo nhất thế giới. Đặc biệt trong năm 2007 đã có một ân nhân ẩn danh tặng Tòa Thánh 14.309.400 mỹ kim.

Mục lục

Đức Hồng y Hồng Kông đề nghị phong chân phước cho dịch giả Kinh Thánh tiếng Hoa

 

Hong Kong (AsiaNews) – Đức Giám Mục Hồng Kông, Đức Hồng y Giuse Trần Như Quân đề nghị rằng Thượng Hội đồng Giám Mục sắp tới về Lời Chúa nên bế mạc bằng việc phong Chân phước cho Cha Gabriele Maria Allegra, nhà truyền giáo dòng Phanxicô đã tận tụy cả đời phiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Hoa.

Đức Hồng y Giuse Trần cho hay: “Thượng Hội đồng Giám Mục Thế giới, được tổ chức vào tháng Mười tới, sẽ diễn ra với chủ đề Lời Chúa. Phong Chân phước cho Cha Gabriele Allegra sẽ là một sự kiện đầy ý nghĩa”. Thượng Hội đồng Giám Mục sẽ được tổ chức từ ngày 5 đến 26 tháng Mười với chủ đề: ‘Lời Chúa trong Cuộc sống và Sứ mạng của Giáo Hội’.


Trong cuộc viếng thăm Rôma 5 năm một lần ‘Ad Limina’ từ ngày 25 đến 27 tháng Sáu, Đức Hồng y Giuse Trần và Đức Cha Phụ tá John Tong đã chính thức đến thăm Thánh Bộ Phong Thánh và lặp lại thỉnh cầu của họ đối với án phong Chân phước cho Cha Gabriele Allegra.


Mặc dù Tòa Thánh công nhận một phép lạ được cho là do Cha Father Allegra chuyển cầu, nhưng Phủ Quốc Vụ Khanh hoãn lại việc phê chuẩn để có dịp thuận lợi điều tra thêm và tìm thêm thông tin mới trước khi phong Chân phước.


Cha Gabriele Allegra sinh ngày 26 tháng Mười Hai năm 1907 ở S. Giovanni La Punta (Sicily, Ý quốc). Năm 1930, ngài trở thành linh mục dòng Phanxicô và một năm sau đó ngài đến Trung Quốc với tư cách nhà truyền giáo với mục đính chính là phiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Hoa.


Sau khi nghiên cứu ở Thượng Hải, ngài hoàn tất việc dịch Cựu Ước vào năm 1944, và một năm sau ngài thành lập Học viện Kinh Thánh Phan Sinh ở Bắc Kinh tận hiến cho Chân Phước Linh mục John Duns Scotus (Vị Chân Phước được biết đến dưới các biệt danh: Thần học gia của Ngôi Lời Nhập Thể; Người bảo vệ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Nữ Trinh Đầy Ân Phúc MARIA; Chứng Nhân can đảm cho uy quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng La-Mã – ND).


Do cuộc nội chiến diễn ra ác liệt vào cuối thập niên 1940, ngài đã dời sang Hồng Kông vào năm 1948. Bằng nỗ lực của Học viện, giấc mơ của ngài đã biến thành sự thật: năm 1968, Kinh Thánh của người Trung Quốc đã được xuất bản. Năm 1971, ngài xuất bản Từ Điển Kinh Thánh Trung Quốc. Ngài qua đời ở Hồng Kông năm 1976.


Nổi bật hơn hết, ngài là một con người giàu lòng nhân hậu và kiến thức sâu rộng, ngài có biệt danh “Thánh Giêrôme của Trung Quốc” để nhớ người Cha trong Giáo Hội là tác giả của bản dịch Kinh Thánh bằng tiến Latin đầu tiên.


Án phong Chân phước cho Cha Allegra bắt đầu từ năm 1984. Ngài đã được tuyên bố là Bậc Đáng Kính vào năm 1994.


Công việc của Cha Allegra vẫn là nền tảng cho việc nghiên cứu Kinh Thánh ở Trung Hoa đại lục cũng như ở Hồng Kông, Đài Loan, Macau và Singapore

Mục lục

 

 

Phong trào giáo dân Focolare đã có tân chủ tịch

 

CASTEL GANDOLFO, Ý (CNS) - Maria Voce, người cộng sự lâu năm với Chị sáng lập viên phong trào Folocare đã quá vãng là Chiara Lubich, đã được bầu làm tân chủ tịch của phong trào này.

 

Gần 500 đại biểu đến từ 5 châu lục đã bỏ phiếu gần như đồng thuận cho bà Voce hôm 7 tháng 7 trong phiên họp khoáng đại tổ chức tại một tỉnh ven hồ, phía nam Roma.


Các đại biểu cũng đã bầu linh mục Giancarlo Faletti làm đồng chủ tịch phong trào. Cha Faletti đang lãnh đạo phân bộ Focolare tại Roma.


Bản tuyên bố ngày 7 tháng 7 của phong trào cho biết bà Voce, 70 tuổi, có các cấp bằng về thần học và giáo luật, giầu kinh nghiệm về vấn đề đại kết và liên tôn giáo.


Bà sinh tại Ý, gia nhập Focolare năm 1959 và bắt đầu sống chung với cộng đoàn từ năm 1964.


Từ năm 1978 đến năm 1988 bà sống tại Turkey (Thổ nhĩ kỳ). Nơi đây bà làm việc gần cận các thượng phụ Chính thống giáo ở Constantinople, các nhà lãnh đạo các giáo hội Kitô giáo khác và các lãnh tụ Hồi giáo.

Cha Faletti, năm nay 67 tuổi, được bầu vào chức vụ đồng chủ tịch với hơn hai phần ba số phiếu. Cha có bằng cấp về kinh tế và đã từng lãnh đạo phong trào Focolare tại Genoa và Roma.


Các đại biểu tham dự đại hội nghị từ ngày 1 đến 31 tháng 7 cũng sẽ bầu các thành viên hội đồng trong những ngày tới.


Focolare là một phong trào giáo dân có mục đích thúc đẩy tình đoàn kết trên khắp thế giới bằng nhân chứng sống động của tình yêu Kitô giáo, sự thánh thiện trong gia đình và trong cộng đoàn nhỏ. Phong trào hiện nay có hơn hai triệu thành viên và hoạt động khắp 182 quốc gia.

Mục lục

 

TÒA THÁNH CÔNG BỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐỨC THÁNH CHA VIẾNG THĂM NƯỚC PHÁP

 

VATICĂNG: Sáng thứ sáu 4-7 Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm Pháp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong các ngày từ 12 đến 15 tháng 9 tới đây.

Lúc 9 giờ sáng thứ sáu 12-9-2008 Đức Thánh Cha sẽ rời Roma và tới phi trường Orly Paris sau hơn 2 giờ bay. Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường lúc 12.30 Đức Thánh Cha sẽ đến viếng thăm xã giao tổng thống tại diện Elysée, sau đó gặp các giới chức chính quyền.


Vào ban chiều lúc 17 giờ Đức Thánh Cha sẽ tiếp các đại diện của Do thái giáo tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ giới văn hóa tại Collège des Bernardins. Lúc 19.15 Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát Kinh Chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và phó tế trong nhà thờ Đức Bà Paris. Lúc 20.30 Đức Thánh Cha sẽ chào giới trẻ từ thềm nhà thờ chính tòa.


Sáng thứ bẩy 13-9-2008, lúc 9.10 Đức Thánh Cha sẽ thăm Học Viện Pháp và lúa 10 giờ ngài sẽ chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại quảng trường Les Invalides. Sau đó Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với các Giám Mục vùng l'Ile de France và đoàn tùy tùng tại Tòa Sứ Thần. Vào ban chiếu lúc 15.50 Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để ra sân bay Orly lấy máy bay đi Tarbes và Lộ Đức. Từ đây phi trường Tarbes Đức Thánh Cha sẽ đi trực thăng về vận động trường Antoine Béguère Lộ Đức. Lúc 19.15 Đức Thánh Cha viếng hang đá Đức Mẹ hiện ra. Và lúc 21.30 ngài chủ sự lễ nghi kết thúc cuộc rước kiệu nến tại quảng trường Mân Côi.


Chúa Nhật 14-9-2008 lúc 10 Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ mừng 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại cánh đồng Lộ Đức. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các Giám Mục vùng Midi-Pyrénées, và các Hồng Y và Giám Mục tháp tùng tại Tịch liêu thánh Giuse.


Ban chiều lúc 17.15 Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Pháp trong phòng hội bán nguyệt thánh nữ Bernadette. Tiếp đến lúc 18.30 Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi chầu kết thúc cuộc kiệu Thánh Thể tại cánh đồng Lộ Đức.


Thứ hai 15-9-2008 lúc 8.45 Đức Thánh Cha sẽ viếng nhà nguyện nhà thương Lộ Đức. Sau đó lúc 9.30 ngài chủ sứ thánh lễ cho các bệnh nhân trong Vương cung thánh đường Đức Bà Mân Côi. Lúc 12.10 Đức Thánh Cha sẽ lấy trực thăng ra phi trường Tarbes Lộ Đức Pyrénées. Tại đây sau lễ nghi từ biệt Đức Thánh Cha sẽ lên máy bay để về phi trường Ciampino của Roma.

Mục lục

 

Kitô giáo Ấn Độ bị tấn công, Tổng Giám Mục kêu gọi chấm dứt bạo lực

 

Kandhamal (AsiaNews) - Trước thông tin nhà thờ và nhà ở của Dòng Tên cũng như một trại mồ côi của Tin Lành bị cướp bóc và phá hoại, Đức Tổng Giám Mục Raphael Cheenath của Cuttack-Bhubaneshwar đã không cần dùng từ hoa mỹ khi nói rằng: “Các thế lực Ấn giáo cuồng tín muốn loại trừ Kitô giáo ra khỏi bang Orissa, nhất là những người đang ở quận Kandhamal”.


Sáu tháng trước, vào khoảng Giáng Sinh, quận này cũng bị các nhóm Ấn giáo dân tộc tấn công bạo lực. Và cảnh sát cũng chưa tìm ra được thủ phạm dù rằng người ta có thể biết được tên nhóm liên quan đến vụ tấn công.

Đức Tổng Giám Mục cho hay: “Vụ tấn công mới do nhóm Sangh Parivar thực hiện chống lại các Kitô hữu, là hậu quả trực tiếp của việc không bị trừng phạt mà lẽ ra chúng phải chịu từ tháng 12/2007. Có sự cấu kết giữa chính phủ và các nhóm cuồng tín tạo nên sự hỗn loạn chống lại những người Kitô, khi mà chúng không bị trừng phạt”.


Từ hôm 08/07, khu vực này đã bị cô lập và người dân thì sợ hãi. Vụ tấn công xảy ra vào lúc giữa trưa, một số Kitô hữu từ làng Tumudiband (Malikpada) giết bò và đang mang thức ăn về nhà. Trên đường về, một nhóm người Ấn giáo chặn họ lại và chụp hình bằng điện thoại di động. Với sự lo ngại mình là mục tiêu của sự trả thù, các cư dân đã yêu cầu xóa bỏ hình ảnh. Sau một cuộc ẩu đả, người cầm đầu nhóm Ấn giáo quay về tu viện của hắn, và tổ chức một cuộc họp với các học viên và cha mẹ chúng cùng với những người vũ trang Sangh Parivar.


Với sự giúp sức của vị cố vấn cộng đồng Ấn giáo địa phương, Swami Lakhananda Swaraswati, họ đã lên cơn giận dữ, chặt phá cây để đốt nhằm làm tắt nghẽn đường xá, tấn công vài nhà ở của Dòng Tên, phá hủy nhà thờ địa phương và tượng Đức Mẹ. Trại mồ côi Tin Lành Bhagban Ashram cũng hoàn toàn bị phá hủy.


Dân làng cho hay rằng sau đó cảnh sát đã đến thẩm vấn rất nhiều người nhưng không bắt giữ ai. Swami Lakhananda Swaraswati là người đứng đằng sau vụ tấn công chống Kitô giáo hồi tháng Mười Hai năm ngoái. Họ đã gây ra những vụ rắc rối làm 3 người chết, 13 nhà thờ bị đốt cháy và 2 nhà xứ bị phá hủy, một trại mồ côi Kitô giáo bị phá hoại cùng với 10 người bị thương. Swami Lakhananda Swaraswati là người gây chiến tranh với Kitô giáo ít nhất đã 10 năm qua.


Đức Tổng Cheenath cho hay: “Điều làm Swami khó chịu chính là công việc của Giáo Hội Công Giáo giữa những người Dalit và người sắc tộc khác. Các dịch vụ miễn phí của chúng tôi đã giải phóng họ thoát khỏi cảnh bị bỏ rơi và mang lại cho họ phẩm giá con người và không còn bị áp bức nữa”. Ngài nói thêm: “Có khoảng 1 triệu Kitô hữu ở bang Orissa và Thập giá Chúa Kitô vẫn vững chãi ở bang này; không có sự ngược đãi nào có thể loại trừ được. Nhưng chính phủ ít nhất cũng phải bảo đảm và chấm dứt bạo lực”.

Mục lục

 

Kitô hữu Sri Lanka và các nhóm ủng hộ quyền tự do thông tin phản đối sự quấy rối các phương tiện truyền thông.

 

Colombo (UCAN SR05299.1505 Ngày 8-7-2008) - Các mục sư Anh giáo và linh mục Công giáo cùng đại diện các nhóm ủng hộ quyền tự do thông tin vừa tham gia "cuộc phản đối trong hòa bình", chống quấy rối các phương tiện truyền thông trước Toà án Sơ thẩm Colombo.

Hôm 30-6-2008, khoảng 50 nhà báo cùng các mục sư Anh giáo và linh mục Công giáo cầm tranh cổ động đứng phản đối trong thinh lặng trước hàng rào cảnh sát bảo vệ bên ngòai tòa án này. Các áp phích in hình Jayaprakash Sittampalam Tissanayagam - một nhà báo Kitô giáo đã bị bắt giam và cả những thông điệp đòi công lý cho báo giới.

Ðội cảnh sát Ðiều tra Khủng bố đã giam Tissanayagam hôm 6-3-2008. Phóng viên người Tamil theo đạo Tin lành này làm việc cho tờ The Sunday Times và là trưởng ban biên tập của Outreach Multimedia (www.outreachsl.com), một tạp chí online, chưa bị ra toà cũng chưa được trả tự do.

Ðã có nhiều nhà báo bị bắt giam, bị đe doạ và bị quấy rối từ khi cuộc nội chiến giữa những người Tamil đòi ly khai và chính phủ do người Sinhal đứng đầu nổ ra năm 1983. 14 nhà báo bị giết và bảy người khác bị bắt cóc từ năm 2006, theo các phương tiện truyền thông.

Linh mục Anton Jayananda thuộc tổng giáo phận Colombo đứng cầm một bức hình chụp nhà báo bị bắt giam nói với UCA News: "Là con cái Chúa, ơn huệ đầu tiên chúng ta nhận được là sự tự do, tự do ngôn luận và tự do thông tin. Chúng tôi đang ủng hộ quyền tự do thông tin, và chính các phương tiện truyền thông luôn đi đầu trong việc cung cấp thông tin xác thực cho người dân".

Ngài nói: "Khi quyền tự do đó bị hạn chế, chúng ta phải đứng lên bảo vệ nó".

Mục sư Marimuthupillai Sathivel, chánh xứ nhà thờ Anh giáo Thánh Máccô ở Dandugama, Colombo, nói với UCA News: "Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, ngày nay phương tiện truyền thông là lời tiên tri. Và nhà báo là nhà tiên tri".

Ông nói thêm, khi nhà báo phê bình những kẻ có quyền thì các nhà chức trách cố tình bắt các phóng viên phải im lặng bằng cách quấy rầy họ.

"Tissa (Tissanayagam) là một nhà tiên tri hiện nay, và là tiếng nói của người dân, vì thế các nhà chức trách đang cố bắt ông ta phải im lặng", mục sư Anh giáo nói.

Sunanda Deshapriya, người phát ngôn cho Phong trào Báo chí Tự do, quả quyết "có sự vi phạm nhân quyền lâu dài" trong vụ bắt giam Tissanayagam, và nói rằng "việc bắt giam ông ta quá 115 ngày đi ngược lại cả công lý tự nhiên".

Những người biểu tình đòi các nhà cầm quyền buộc tội hoặc trả tự do cho nhà báo này, Deshapriya nói với UCA News. "Thay vì làm thế, họ lại giam ông tại đồn cảnh sát, nơi không có được các tiện nghi cơ bản trong một thời gian dài".

Mục sư Sathivel nhận xét: "Nếu người dân hiểu đúng trường hợp này, họ sẽ đoàn kết đứng lên thành lập phong trào bảo vệ các phương tiện truyền thông ở Sri Lanka".

Năm tổ chức truyền thông đã tổ chức cuộc biểu tình: Hiệp hội Nhà báo Làm việc ở Sri Lanka, Liên minh Nhà báo Tamil Sri Lanka, Diễn đàn Truyền thông Hồi giáo Sri Lanka, Liên đoàn Nhân viên Truyền thông và Phong trào Báo chí Tự do.

Hồi tháng hai, các nhóm Kitô giáo tổ chức cuộc vận động chống áp bức giới truyền thông và sát hại nhà báo, khẳng định người dân có quyền được biết sự thật. Giới báo chí Công giáo cũng kêu gọi tự do báo chí.

Trong các vụ việc gần đây, nhà báo Công giáo Keith Noyhar, phó trưởng ban biên tập của tờ The Nation, đã bị bắt cóc ngày 22-5-2008. Ngày hôm sau, người ta phát hiện ông nằm bất tỉnh gần nhà, bị đánh đập dã man. Hôm 2-7-2008, một nhóm không rõ lai lịch đã tấn công nhà báo Namal Perera, người điều phối dự án cho Viện Báo chí Sri Lanka, và một nhân viên Cao Uỷ Anh quốc.

Uỷ ban Hoà bình Quốc gia, một tổ chức phi chính phủ, đã lên án các vụ tấn công báo giới gần đây trong một bản tuyên bố hôm 1-7-2008.

 

UCA News

Mục lục

 

Đức giáo hoàng đến dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới trên chiếc phi cơ “Shepherd One

 

Australia (NEWS.com.au) - Lúc 3 giờ chiều ngày Chủ nhật tới đây khi chiếc phi cơ chở Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI hạ cánh tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Úc (RAAF Base) ở Sydney, những người theo dõi chuyến bay có thể sẽ không nhận ra được.


Không như pháo đài bay hào nhoáng Air Force One của Tổng thống Mỹ, hoặc chiếc phản lực Hair Force One chở ban nhạc Iron Maiden đi các tour lưu diễn, phương tiện di chuyển bằng đường hàng không được Đức giáo hoàng ưa chuộng là loại phi cơ thương mại thông thường không có huy hiệu riêng do hãng hàng không Ý Alitalia cung cấp.


Mặc dầu loại phi cơ này rõ rệt là thiếu vẻ lộng lẫy hào nhoáng trong kỹ nghệ hàng không, nhưng các kiểm soát viên không lưu đôi khi cố thêm hương vị cho các chương trình tông du của Đức giáo hoàng nên gọi máy bay ngài di chuyển bằng tên Shepherd One.


Trên Shepherd One không có trung tâm chỉ huy quân sự, không có tòa giải tội, không có phòng được thiết kế riêng, hay một trung tâm dành để thông tin, cũng không có phi hành đoàn đặc biệt của giáo hoàng.


Chỉ là một chiếc máy bay thông thường của hãng hàng không Alitalia.


Duy có một điều đặc biệt làm tôn trọng vẻ cao quý của Đức giáo hoàng là ngài được dành một chỗ ngồi ở hàng ghế đầu.


Nếu các bạn thấy những cách thức du hành như thế có đôi chút buồn nản, thì NEWS.com.au chúng tôi lại tìm ra được những sự kiện thích thú mà có lẽ các bạn chưa biết về Bênêđictô XVI:


Technopope: Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đã xử dụng một chiếc điện thoại di động.

iPope: Ngài có một chiếc iPod của hãng Apple, bên ngoài có khắc huy hiệu giáo hoàng.

Người chơi dương cầm: Được biết Đức giáo hoàng thường chơi đàn dương cầm và rất ưa chuộng âm nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Mozart, Bach và Beethoven.


Con trai của người cảnh sát: Thân phụ của ngài, ông Joseph Ratzinger là một sĩ quan cảnh sát xứ Bavaria. Ngài là con út trong số ba con của ông bà Joseph và Maria. Anh Georg của ngài là một linh mục, còn chị là Maria đã không kết hôn và mất năm 1991.


Truyền thống chính trị: Ông bác của Đức giáo hoàng tên Georg Ratzinger là một nhà chính trị ở nước Đức.


Giấc mộng thời thơ ấu: Lúc lên năm tuổi, cậu Ratzinger cho biết lớn lên mình muốn làm một hồng y. Đó là hôm cậu nhập với bọn trẻ đi đón Hồng y Tổng giám mục Munich tới thăm tỉnh nhà.


Ưa mèo: Đức giáo hoàng là người ưa chuộng mèo. Tuy lúc thiếu thời ngài không bao giờ có được một con mèo để nuôi trong nhà nhưng ngài và anh Georg thường cho những con mèo đi lạc ăn, và sưu tầm các đĩa có vẽ tranh mèo.


Bia: Đức giáo hoàng là người xứ Bavaria, nên ta không lạ gì khi thấy ngài thích rượu bia. Nhãn hiệu bia ngài ưa thích là Franziskaner Weissbeer. Ngoài ra, ngài còn ưa chuộng nước chanh.


Thiếu niên thời Hitler: Khi lên 14 tuổi, ngài gia nhập vào đoàn thiếu niên của Hitler. Từ năm 1939, tất cả mọi nam thiếu niên 14 tuổi ở Đức đều phải gia nhập đoàn thể này.


Túc cầu: Đức giáo hoàng là một fan nồng nhiệt của môn bóng đá, ngài ủng hộ đội banh Bayern Munich của Đức và đã từng nói: “Tôi muốn môn túc cầu trở thành phương tiện giáo dục những đức tính như thật thà, đoàn kết và thân ái, đặc biệt là cho các thế hệ trẻ.”


Giầy: Bênêđictô XVI đã bắt đầu dùng lại giầy mầu đỏ của giáo hoàng, tập tục này đã bỏ từ hồi đầu triều đại giáo hoàng của Gioan Phaolô II. Trái với các lời đồn đại của báo chí cho rằng giầy đỏ này do hãng Prada làm, Toà thánh Vatican xác quyết rằng giầy do người thợ riêng của Đức giáo hoàng đóng.


Nhẫn: Đức giáo hoàng đeo một chiếc nhẫn vàng của Người Ngư Phủ ("Fisherman's ring") ở ngón giữa bàn tay phải, trên nhẫn khắc hình Thánh Phêrô đang đánh cá trên một chiếc thuyền, do truyền thuyết cho rằng các tông đồ là “những kẻ đánh cá người”. Mỗi giáo hoàng khi được bầu chọn, đều có một chiếc nhẫn mới, và khi vị đó qua đời, chiếc nhẫn này được nghiền nát trước sự chứng kiến của các hồng y.

Mục lục

 

TỔNG KẾT ĐẠI HỘI THÁNH THẾ QUỐC TẾ QUÉBEC

 

QUÉBEC: Trong cuộc họp báo ngày mùng 2-7-2008 Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, đã tổng kết thành qủa Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế Québec và cho biết mức tham dự đã vượt qúa sự chờ mong của mọi người.


Đã có gần 12.000 người chính thức ghi danh tham dự, trong đó có 55 Tổng Giám Mục, 218 Giám Mục, gần 1300 Linh Mục, 160 Phó Tế, 180 chủng sinh, 1300 nữ tu và 150 tu huynh. Các phái đoàn tham dự thuộc 70 quốc gia trong đó có 22 nước Âu châu, 19 nước Phi châu, 10 nước Á châu và 3 nước Đại dương châu. Đã có 12.500 người tham dự tất cả mọi sinh hoạt của đại hội, 68% đến từ khắp nơi toàn nước Canada, 5000 thuộc tỉnh Québec và 1500 thuộc tổng giáo phận Québec.



Mỗi ngày đã có 20.000 người thăm viếng thành phố triển lãm. Đã có 20.000 người tham dự cuộc kiệu Thánh Thể và trong buổi chầu kết thúc số người tham dự lên tới 60.000.


Các gia đình của tổng giáo phận Québéc đã tiếp rước 5000 khách hành hương và 1000 gia đình đã tham dự Hội Nghị Thánh Thể như là nhân viên thiện nguyện.


Đức Hồng Y Ouellet cho biết Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế đã ghi đậm dấu trong lịch sử Québec.


Trong Đại Hội Thánh Thể được tổ chức lần đầu tiên năm 1881 đã chỉ có 300 tham dự viên, đa số là các vị giám đốc các phong trào Thánh Thể Âu châu. Trong 125 năm sau đó, các Đại Hội Thánh Thể đã thay đổi nhiều, và số người tham dự xê xích giữa 12 tới 15 ngàn. Trong các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế mới đây số tín hữu tham dự có khi đã lên tới hàng trăm ngàn.


(ZENIT 3-7-2008)

Mục lục

 

Mấy số thống kê về Giáo hội Công giáo tại Úc

Vatican (VIS) – Nhân cuộc tông du của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đến Sydney (Australia) từ ngày 12 đến 21 tháng 7 sắp tới để chủ trì Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23, Văn phòng Thống kê Trung ương của Tòa thánh công bố những con số về Giáo hội Công giáo tại Australia. Bản thống kê này tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006.

Dân số Úc: 20 triệu 700 ngàn

Số dân Công giáo: 5 triệu 704 ngàn (tỷ lệ 27.56%)

Giáo khu: 33


Giáo xứ: 1.390

Trung tâm mục vụ: 109

Giám mục: 65

Linh mục: 3.125

Tu sĩ: 7.950

Thành viên giáo dân thuộc các cơ chế thế tục: 40

Giáo lý viên: 8.192

Tiểu chủng sinh: 83

Đại chủng sinh: 244

Trung tâm giáo dục Công giáo: 2.252 (từ mẫu giáo đến đại học)

Theo học tại các trung tâm giáo dục Công giáo: 736.288

Các cơ sở thuộc Giáo hội hoặc do các linh mục hay tu sĩ điều hành: 58 bệnh viện – 5 chẩn y viện – 407 nhà cho người cao niên hoặc tàng tật – 164 viện mồ côi và vườn trẻ - 210 trung tâm tư vấn gia đình – 480 trung tâm cải tạo giáo dục và xã hội – 24 cơ sở thuộc các loại khác

 

 

ĐTC ban ơn toàn xá cho những ai tham dự các sinh hoạt Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney

 

VATICAN - Sáng thứ bảy 5-7-2008 Đức Hồng Y James Francis Stafford Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao đã công bố sắc lệnh cho biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban ơn toàn xá cho các tín hữu tham dự một trong các lễ nghi hay nghi thức đạo đức và thánh lễ kết thúc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ diễn ra tại Sydney trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 7 này.

Đức Thánh Cha cũng ban ơn tiểu xá cho tất cả những ai ở bất cứ đâu trên thế giới, với tâm lòng thống hối, dâng lời cầu xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy các bạn trẻ sống tình bác ái, và ban cho họ sức mạnh loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống của họ.


Tín hữu được hưởng ơn toàn xá với các điều kiện thông thường là chân thành thống hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Để cho các tín hữu dễ dàng lãnh nhận được các ơn Chúa ban trong dịp này, sắc lệnh cũng mời gọi các linh mục được chỉ định giải tội trong dịp này quảng đại tiếp đón tín hữu đến lãnh bí tích Hòa Giải và đề nghị với họ các lời nguyện chung cầu cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được nhiều kết qủa.


Đức Hồng Y Stafford đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến ngày 21-6-2008 và truyền ban sắc lệnh này. Sắc lệnh đã được Đức Hồng Y ký ngày 28 tháng 6 vọng lễ hai thánh Phêrô Phaolô Tông Đồ.


... Liên quan tới NGày Quốc Tế Giới Trẻ, Đức TGiám Mục Josef Clemens, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân cầu mong người trẻ thế giới sống kinh nghiệm sâu đậm chia sẻ lòng tin, trao đổi văn hóa và tình huynh đệ đại đồng trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney từ ngày 15 đến 20 tháng 7 này.


Trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng hôm mùng 4 tháng 7 vừa qua, Đức Cha Clemens cho biết bầu khí chờ đợi tại Sydney rất là hứng khởi. Thành phố Sydney sẽ tràn ngập cờ và huy hiệu của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Các đề tài truyền giáo, rao giảng Tin Mừng, làm chứng tá cho Chúa Kitô là các đề tài quan trọng có thể cống hiến cho người trẻ nhiều kinh nghiệm hay và quan trọng. Theo Đức Cha Giáo Hội Công Giáo đã đầu tư rất nhiều cho giới trẻ. Các chính quyền chính trị dân sự trên thế giới nói nhiều, nhưng hầu như không làm gì để trợ giúp người trẻ. Giáo Hội biết các vấn đễ và khó khăn của người trẻ, và Giáo Hội hoạt động trên bình diện giáo dục, luân lý đạo đức để giúp họ chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.


Đức Cha Clemnens cũng cho biết 200 ngàn bạn trẻ đến từ gần 200 nước trên thế giới. Sydney sẽ là một thế giới thu hẹp với các phái đoàn đại diện cho các dân nước. Với các buổi học giáo lý và đối thoại trực tiếp với các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, cùng tham dự các lễ nghi phụng vụ, các buổi cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm lòng tin và giao lưu văn hóa, kinh nghiệm sống đại đồng này sẽ ghi đậm dấu trong ký ức và cuộc sống người trẻ, biến họ thành muối men giữa đời và là các chứng nhân của Chúa Kitô.

Mục lục

 

CÁC GIÁO PHẬN ÚC CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI TRẺ

 

 

MELBOURNE: Thứ Sáu 11-7-2008 các giáo phận toàn nước Australia đã có lễ nghi chính thức tiếp đón người trẻ thế giới. Tại Melbourne 50 ngàn bạn trẻ quốc tế và địa phương đã tham dự thánh lễ khai mạc ”Ngày của các giáo phận” tại sân vận động thành phố.


Thánh lễ đã bắt đầu với vũ điệu của các thổ dân. Ngỏ lời với giới trẻ Đức Tổng Giám Mục Denis Hart đã mời gọi mọi người tin tưởng nơi Tin Mừng của Chúa Giêsu, đi theo Đức Thánh Cha và hoạt động cho công bằng hòa bình và các quyền con người. Các bạn trẻ cũng đã hân hoan chúc mừng bổn mạng Biển Đức của Đức Thánh Cha.


Tại Sydney lễ nghi khai mạc bắt đầu với cuộc hành hương đến nhà thờ chính tòa Đức Bà, nơi đang trưng bầy hài cốt chân phước Pier Giorgio Frassati một trong 10 chân phứơc, hiển thánh và tôi tớ Chúa bổn mạng của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydeny. Cũng có cuộc triển lãm một số kỷ vật của chân phước Mary MacKillop, được Đức Gioan Phaolo II phong chân phước tại Sydney trong chuyến công du năm 1995.


Trả lời cuộc phỏng vấn của báo chí Đức Hồng Y George Pell Tổng Giám Mục Sydney cho biết công cuộc chuẩn bị đại để cũng tương tự mọi nơi chỉ khác một điều là Giáo Hội Công Giáo đã nhận được rất nhiều trợ giúp của chính quyền trung ương và địa phương. Trong 12 tháng qua Thánh Giá giới trẻ và hình Đức Mẹ với huy hiệu của thổ dân đã đi qua mọi giáo phận và giáo xứ toàn nước và đã có 400 ngàn bạn trẻ cầu nguyện dưới chân thánh giá.


Đức Cha Anthony Fisher, Tổng thư ký Ủy Ban tổ chức thì nói: ”Thôi đừng có lo lắng và nghi hoặc nữa. Đây là lúc tươi vui, vì tôi tin chắc rằng biến cố Đức Thánh Cha và các bạn trẻ toàn thế giới đến sẽ thay đổi bộ mặt của Sydney”.


Mặt khác tại Roma hôm thứ sáu 11-7-2008, bà Anne Maree Plunkett, đại sứ Australia cạnh Tòa Thánh đã mở cuộc tiếp tân tại phòng báo chí Tòa Thánh và ngỏ lời với các nhà báo tháp tùng chuyến công du của Đức Thánh Cha. Bà nói Australia rất hãnh diện được Đức Thánh Cha và các bạn trẻ toàn thế giới viếng thăm trong biến cố vĩ đại này. Xã hội Australia đa chủng gồm các thổ dân sống tại đây đã hơn 40.000 năm và người của 200 quốc gia gồm 6,5 triệu người di cư và gần 700 ngàn người tị nạn. Các Kitô hữu chiếm 64% trong đó có 27% là tín hữu công giáo trên tổng số hơn 20 triệu dân. Tự do cá nhân, bình đẳng, liêm chính và khoan nhượng là các nét đặc thù của người dân Australia.


Bà đại sứ cũng đề cao gương mặt của chân phước Mary McKillop và công lao của dòng thánh Giuse do chân phước thành lập đối với nền giáo dục tại Australia.


Bà cầu mong chuyến đi sẽ khiến cho các nhà báo hài lòng và hy vọng họ cũng có thời giờ viếng thăm các thắng cảnh của Australia.

Mục lục

 

 

THUẬN LỢI ĐẦU TIÊN LÀ SỰ HIỆP NHẤT

 

Bài trả lời phỏng vấn ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân về tình hình Giáo phận Lạng Sơn hiện nay

 

Trong khuôn khổ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn  vừa đến Perth thủ phủ miền Tây Úc Đại Lợi hôm thứ năm ngày 13 .7.2008. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với quý vị bài phỏng vấn Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân dành cho Lm. Đồng Văn Vinh, trong chương trình VietCatholic Media

 

Lm. Đồng Văn Vinh : Kính thưa Đức cha. Nhân dịp Đức cha qua Úc Đại Lợi để tham dự ngày quốc Tế Giới Trẻ, xin Đức cha cho chúng con biết tình hình cụ thể tại Giáo phận Lạng Sơn hiện nay ra sao ? đặc biệt về nhân sự, về ơn gọi và sinh hoạt của các giáo xứ trong giáo phận của Đức cha.

 

ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân : Trước hết xin chân thành cám ơn cha đã viết thư mời tôi đến đây trước ngày Đại Hội Giới trẻ, thăm tình hình Giáo hội Úc cũng như cộng đoàn Việt Nam hải ngọai tại Úc. Đó cũng là tâm tình mà trong tư cách Giám mục chúng tôi muốn được chia sẻ hiệp nhất yêu thương với cộng đoàn Dân Chúa ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt cộng đoàn giáo dân Việt Nam. Là một trong các giám mục trẻ nhất của HĐGMVN, cho đến ngày hôm nay tôi mới được 7 tháng giám mục và đã đi mục vụ tại giáo phận Lạng Sơn 3 lần. Một cuộc hành trình của đức tin nhưng cũng là cuộc hành trình để khám phá một Giáo phận trong ơn của Chúa. Một giáo phận trải dài gần 500 km mà có con số giáo dân khiêm tốn nhất nước, khoảng 6200 giáo dân, nhưng với thời gian với sự cố gắng của Đức Tổng Giuse, Tổng giám mục Hà Nội, nguyên là giám mục Lạng Sơn trong thời gian ngài ở đó, ngài đã cố gắng để phục hồi một giáo phận đã từng gặp rất nhiều khó khăn về mọi phương diện. Khi tôi nhận giáo phận Lạng Sơn, hiện nay đả có 8 linh mục, 7 linh mục đang hoạt động tại giáo phận, 1 linh mục đang theo học tại Philippines, có 24 nữ tu, có 8 chủng sinh đang học tại đại chủng viện Hà Nội, có một số anh em đang học tại TP.HCM. Hơn nữa, với tinh thần cố gắng của người giáo dân tuy gặp rất nhiều khó khăn, có những nhà thờ bị tàn phá bởi chiến tranh, có những cách sống đạo bởi lòng người cũng không đạt được như mong muốn của Giáo hội. Nhưng một điều kì lạ là, với một Giáo phận gặp nhiều khó khăn như vậy, mà đức tin vẫn tồn tại, và con người vẫn bày tỏ đức tin Kitô giáo, dù không được bày tỏ đời sống đạo của mình. Nhưng ngày hôm nay đã có những cái nhìn mới, đã có niềm hy vọng mới trong cách sống đạo của người giáo dân và đó là thách đố lớn nhất để mời gọi giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ trong cuộc hành trình sống đạo của mình để yêu thương, để tin tưởng và trở thành điểm tựa cho dân Chúa trong thời đại ngày nay

 

Lm. Đồng Văn Vinh : Xin Đức cha cho chúng con biết đánh giá tổng quát của Đức cha về những thuận lợi, cũng như những khó khăn trong công cuộc truyền giáo ở Lạng Sơn hiện nay.

 

ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân : Để chọn lựa một dấu chỉ của tình thương Chúa khi con được Tòa Thánh bổ nhiệm thì đó là một cảm giác rất hạnh phúc và cũng rất trăn trở về những thách đố cho một giáo phận. Nhưng khi đến với giáo phận và thăm cộng đồng dân Chúa thì lúc đó mới khám phá ra rằng ở nơi đó có nhiều thuận lợi và cũng có rất nhiều khó khăn. Thuận lợi đầu tiên đó là sự hiệp nhất giữa Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ. Dù chỉ là một con số rất khiêm tốn nhưng cũng đã cố gắng để hiện diện ở nơi mảnh đất mà rất nhiều những khó khăn thử thách thì đó chính là sự thuận lợi. Thuận lợi thứ hai là trong hoàn cảnh nhiều năm, mà kể cả giám mục không thực hiện được quyền giám mục của mình thì giáo phận vẫn sống. Đó chính là Thánh Thần Chúa đã biến đổi người giáo dân để sống đức tin của mình có vẻ chìm trước mặt người đời. Nhưng mầm sống đức tin sẽ đến một ngày biến đổi khi có ơn cùa Chúa và sự phát triển của Giáo hội và đó cũng là thuận lợi. Nhưng đó lại là một thách thức trong một giáo phận mà nhiều nhà thờ không có, nhiều cộng đoàn cơ bản cũng không bày tỏ đời sống đạo của mình và nhiều khi giáo dân cũng không hiểu thánh lễ là gì, hoặc hiệp nhất với nhau để cầu nguyện cũng không được sự nâng đỡ của Giáo Hội. Đây cũng là những khởi đầu và những khó khăn mà chúng con nhìn thấy cần thêm nhân sự, cần thêm về mọi phương diện và cái cần lớn nhất dù trong hoàn cảnh một giáo phận nghèo, nhưng không phải cái cần nhất là kinh tế, mà cái cần nhất là giá trị của niềm tin và sự phát triển của Giáo hội trong ơn gọi hiệp nhất yêu thương và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa không chỉ riêng cho Lạng Sơn mà cả Giáo hội Việt Nam, liên đới với Giáo hội toàn cầu. Hy vọng tất cả anh chị em giáo dân ở hải ngoại cùng hướng về trong lời cầu nguyện hiệp nhất thì đó là sức mạnh cho chúng con để xây dựng Giáo hội của Chúa.

 

Lm. Đồng Văn Vinh : Trước những khó khăn và thuận lợi Đức cha vừa trình bày cho chúng con biết. Xin Đức cha cho chúng con biết sơ qua đường hướng mục vụ của Đức cha trong thời gian tới để chúng con có những dự án thiết thực nâng đỡ công cuộc truyền giáo của giáo phận Lạng Sơn

 

ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân : Khi con chọn khẩu hiệu giám mục của mình lấy cảm hứng từ văn kiên của Giáo hội trong công đồng Vatican II  “Ad Gentes  - Sứ mệnh truyền giáo đến với muôn dân”. Trong lời mở của ngày tạ ơn của lễ tấn phong giám mục con đã nói với cộng đồng dân Chúa giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Đến với muôn dân không phải chỉ là khẩu hiệu của riêng Giám mục mà giờ đây muốn rằng đó là cuộc hành trình đến với muôn dân của tất cả mọi thành phần dân Chúa. Giám mục đến với linh mục, giám mục đến với nam nữ tu sĩ, giám mục đến với cộng đồng dân Chúa, giám mục đến với anh chị em lương dân và giám mục đến với mọi người trong phần đất mà Thiên Chúa giao cho giám mục. Nhưng cũng ngược lại, Giám mục cũng chờ đợi sự đến của anh chị em từ linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân và kể cả anh chị em lương dân đến với vị giám mục trong tư cách của con người, trong tư cách của đức tin và trong tư cách của sự hiệp nhất yêu thương, để cùng cộng tác xây dựng Giáo hội của Chúa. Điều mà con rất thao thức đó là nâng vực trong một miền đất mà còn có nhiều khó khăn, kể cả về giáo dục, y tế. Có thể nhiều nhà thờ còn chưa có, nhưng xây dựng con người con nghĩ là rằng là điều cần thiết nhất. Muốn xây dựng con người thì chúng ta cần phải có những chuyên viên. Chuyên viên ở đây không phải chỉ là các linh mục, nam nữ tu sĩ mà có thể là từ các chuyên gia về y tế giáo dục, từ các anh chị em, những người có khả năng, từ nước ngoài hoặc các giáo phận khác con đều mời gọi, nếu có điều kiện về giúp con các khóa ngắn ngày để nâng đỡ tinh thần của giáo dân và con nghĩ đó cũng là điều rất cần thiết hoặc nâng đỡ các em nghèo có khả năng để được đên trường, nâng đỡ những nơi thiếu nước để trồng trọt hoặc là sống thì cũng là điều cần thiết cho cuộc sống. Tâm tình với Chúa, với Giáo hội, với anh em vẫn là tâm tình đến được với nhau, bước đến với nhau để xây dựng sự hiệp nhất yêu thương và đó chính là khởi điểm và cũng là mục đích mà con muốn để đem lại cho Giáo phận Lạng Sơn và hy vọng đó cũng là tâm tình của con muốn chia sẻ với quý cha. Tâm tình cá nhân tôi xin gởi quý ông bà anh chị em những người lắng nghe những lời chân tình nhất : Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau và chúng ta hãy đến với nhau bằng một trái tim rộng mở của Chúa. Chúng ta hãy đến với nhau bằng sự hiệp nhất yêu thương. Chúng ta hãy đến với nhau để nhận ra rằng trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nơi mọi chỗ thì chỗ nào cũng có những khó khăn, chỗ nào cũng có những thử thách và chỗ nào cũng có những người đang âm thầm cầu nguyện cho mình. Chính điều đó cũng giúp chúng ta cùng tiến lên và xây dựng Nước Chúa ngay tại trần gian này để trở nên làm men, làm muối làm ánh sáng, cho cuộc đời trong mọi nơi mọi lúc mà Dân Chúa hiện diện trên khắp thế giới cũng như tại Việt Nam và Lạng Sơn.

 

Lm. Đồng Văn Vinh : Xin thay mặt cho khán thính giả của VietCatholic chúng con xin cám ơn Đức cha đã chia sẻ những tâm tình của Đức cha với chúng con ngày hôm nay.

 

ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân : Rất cám ơn cha đã đón tiếp con tới mảnh đất này và hy vọng đó cũng là một lời mở để con cùng cộng tác với Giáo hội mà đem lại cho ngày Giới Trẻ, ngày yêu thương hiệp nhất và tạo sức trẻ, cũng trở thành sức trẻ trong ơn gọi của giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và cũng là sức trẻ đó như gởi tặng tất cả khán thính giả. Chúng ta là những người dù ở tuổi nào, nhưng mang tâm tình của Đức Kitô đều trở nên tâm tình của những người trẻ đến với muôn dân, đến với những người khác, cũng là đến với chính mình trong ơn của Chúa. Xin tình thương của Chúa tuôn đổ trên quý cha, quý khán thính giả luôn tràn đầy tình yêu của Chúa, cảm nhận hạnh phúc bình an và trở nên những sứ giả tình thương của Chúa trong cuộc sống hiện tại Xin chân thành cám ơn.

 

Trần Tâm ghi lại từ VietCatholic Media

Mục lục

Ðoàn Việt Nam tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới đông kỷ lục.

Saigòn, Việt Nam (UCAN VT05293.1504 Ngày 3-7-2008) -- Hàng trăm giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân sẽ tham gia phái đoàn chính thức của Giáo hội Việt Nam sang tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) 2008 tại Sydney, Úc.

Ðức Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên của Hải Phòng, chủ tịch Ủy ban mục vụ Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, phát biểu với UCA News hôm 29-6-2008 rằng 70 linh mục, 50 tu sĩ và 244 giáo dân đến từ 26 giáo phận trong nước đã đăng ký với ủy ban.

Ngài lưu ý: "364 tham dự viên Việt Nam là con số đông kỷ lục nhất kể từ trước tới nay, những kỳ đại hội trước chỉ có vài chục người đi mà thôi".

Ðức cha Thiên nói nhiều người khác chưa đăng ký với ủy ban giới trẻ cũng sẽ bay sang Sydney tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD). Họ sẽ sang Úc với tư cách là khách du lịch hoặc viếng thăm thân nhân, ngài nói. Ngài ước tính sẽ có tổng cộng 600 người Việt Nam tham dự sự kiện này.

Nhiều người sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) vì giá vé máy bay rẻ, kinh tế của người dân khá hơn trước, và người dân cũng dễ làm hộ chiếu và thị thực hơn, Ðức cha nhận xét. Ngài cho biết có bốn linh mục và một giáo dân trong giáo phận ngài sẽ tham dự các sự kiện ở Sydney.

Vị lãnh đạo Giáo hội giải thích vì ủy ban không có tiền tài trợ, nên những người đã đăng ký phải tự túc kinh phí như tiền mua vé máy bay là 1,200 USD/người, chưa kể tiền họ cần chi tiêu riêng như mua sắm hay đi chơi khi tới Úc. Tuy nhiên khi đoàn tới Úc cũng sẽ được ban tổ chức người Việt ở Úc lo cho chỗ ăn ở trong những ngày diễn ra Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), ngài nói thêm.

Ðức cha Thiên, 48 tuổi, nói ngài có xin Toà Thánh giúp đỡ về tài chính cho đoàn Việt Nam, và Toà Thánh hứa sẽ tài trợ cho phái đoàn sau khi Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) kết thúc. Ngài nói thêm: "Ủy ban sẽ chia số tiền tài trợ này cho các giáo phận để trả chi phí cho các đại diện của mình".

Các nhóm đại diện giáo phận sẽ đi máy bay sang Melbourne, tại đây họ sẽ tham dự các sinh hoạt mục vụ và tham quan thành phố do ban tổ chức người Việt ở Úc tổ chức từ ngày 6-13/7/2008. Sau đó các nhóm này sẽ tập trung tại Sydney vào ngày 14-7-2008.

Trong thời gian kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) từ ngày 15-20/7/2008, Ðức cha Thiên nói phái đoàn Việt Nam sẽ trình diễn các tiết mục múa hát truyền thống trong bảy phút vào tối ngày 16-7-2008 tại Ðêm Gặp gỡ Giới trẻ Á châu. Các cô gái sẽ mặc áo dài và đội nón lá, và nam giới mặc áo dài khăn đóng, ngài nói thêm.

Ông Phêrô Nguyễn Công Lịch, giáo dân đến từ giáo phận Vinh, nói với UCA News rằng ba linh mục và bảy giáo dân tuổi từ 20-55 trong giáo phận miền bắc này sẽ bay sang Melbourne ngày 2-7-2008.

Ông Lịch, 47 tuổi, cấp chỗ ở và dạy vi tính miễn phí cho người khuyết tật tại nhà mình trong nhiều năm qua, nói: "Ða số trong chúng tôi đây là lần đầu tiên xuất ngoại để tham dự một đại hội quốc tế, vì vậy chúng tôi sẽ tận dụng hết mọi khả năng và thời giờ để tham dự đại hội hiệu quả nhất, để qua đó học tập cách tổ chức, cách sống của giới trẻ các nước như thế nào".

Ông Lịch có ba người con, trong đó có hai người bị bại liệt và nằm liệt giường. Ông nói ông sẽ ghi lại các sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) để về chia sẻ với các bạn trẻ ở quê nhà.

Ông Lịch thừa nhận thách thức lớn nhất đối với một số tham dự viên là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Ông nói thêm, may mắn là tiếng Việt là một trong bảy ngôn ngữ sẽ được dùng trong các phần lễ hội chính tại đại hội lần này.

"Tôi hy vọng sẽ được tận mắt nhìn thấy Ðức Thánh Cha tới tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), chỉ cần có thế là hạnh phúc nhất đời rồi", ông khẳng định.

Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn là một trong ba linh mục thuộc giáo phận Vinh sẽ tham dự đại hội. Ngài nói với UCA News rằng các bạn trẻ Việt Nam hy vọng sẽ học hỏi được nhiều thông qua chia sẻ đức tin và các hoạt động xã hội, cũng như các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, cai nghiện ma túy, bảo vệ sự sống và các cuộc vận động chống phá thai.

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang, trưởng ban giới trẻ giáo phận Mỹ Tho, cho UCA News biết 22 người Công giáo trong giáo phận miền nam của ngài sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD). Họ hy vọng đại hội lần này sẽ tạo cho họ cơ hội gặp gỡ các bạn trẻ khác, chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin từ các bối cảnh khác nhau và củng cố đức tin để họ có thể phục vụ tha nhân tốt hơn và xây dựng một nền văn minh tình yêu và sự thật.

 

UCA News

Mục lục

 

 

 

 

TÌM HIÊU– SỐNG ĐẠO

 

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXIII - 12-21/7/2008

 

NGUỒN GỐC NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXIII - 12-21/7/2008

 

Năm 1985 đã được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (The United Nations Organization) tuyên bố là Năm Giới Trẻ Quốc Tế (International Youth Year)". Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã công nhận sự kiện lịch sử này ở ngay đoạn mở đầu trong Bức Thư ngài gửi cho chung giới trẻ thế giới và cho riêng giới trẻ Công Giáo vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá 31-3-1995, "ngày mà Tôi đang gặp được nhiều người trong giới trẻ qúi bạn, những người hành hương qui tụ tại Quảng Trường Thánh Phêrô ở Rôma đây" (đoạn 16).

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới, kể từ đó, được thành hình theo chỉ thị của Đức Thánh Cha. Và Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên do Hội Đồng về Giáo Dân của Tòa Thánh đứng ra tổ chức cho giới trẻ Công Giáo tại chính Giáo Đô Rôma vào năm 1986. Sau đó, Ngày Giới Trẻ Thế Giới chung lần lược được tổ chức, vào các năm lẻ, tại các nơi khác theo thứ tự thời gian như sau: lần thứ hai vào năm 1987 tại Buenos Aires nước Á Căn Đình, lần thứ bốn vào năm 1989 tại Santiago de Compostella nước Tây Ban Nha, lần thứ sáu vào năm 1991 tại Czestochowa nước Ba Lan, lần thứ tám năm 1993 tại Denver nước Mỹ, lần thứ mười vào năm 1995 tại Manila nước Phi Luật Tân, lần thứ mười hai vào năm 1997 tại Paris nước Pháp, và lần thứ mười lăm vào chính Năm Thánh 2000 tại Giáo Đô Rôma.

           

Theo lịch trình tổ chức đã được diễn tiến trên đây, cứ hai năm một lần, vào năm lẻ, mới có mộït Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại một quốc gia. Còn những năm chẵn, thường được tổ chức tại địa phương mỗi giáo phận. Tuy nhiên, vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá của mỗi năm, nhất là vào năm chẵn, tại giáo đô Rôma, vẫn cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới chung, có một cuộc trao chuyền Thánh Giá cho nhau, giữa giới trẻ của quốc gia đứng ra tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần trước cho giới trẻ của quốc gia sẽ tổ chức Ngày Giới Trẻ lần kế tiếp.               

 

Còn chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại một quốc gia trong năm lẻ, bao giờ cũng được Đức Thánh Cha ban bố bằng một sứ điệp từ một năm trước đó, để ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới kịp sửa soạn phần học hỏi vào chính thời điểm tổ chức.

 

CÁC ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI TỪ TRƯỚC CHO ĐẾN NAY

Sau đây là những Đại Hội Giới Trẻ đã được tổ chức ( Tài liệu lấy trong: World Youth Day-Wikipedia, the free encyclopedia. Số người tham dự được tính theo số người trong Thánh Lễ Bế mạc mỗi Đại Hội).

§         Năm 1984 Đại Hội Giới Trẻ đầu tiên đã được tổ chức Tại Rôma( ngày 15/4/1984); số tham dự: 300,000; chủ đề: “Năm Thánh Cứu Độ”. Lần thứ hai cũng tại Rôma (ngày 31/3/1985); số tham dự: 300,000; chủ đề: “Năm Giới Trẻ Thế Giới ” ( do Liên Hiệp Quốc đề xướng để đề cao vai trò của giới trẻ trên thế giới).

§         Năm 1986 (ngày 23/3): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “ Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về Niềm Hy vọng của anh em” (1 Phero 3:15).

§         Năm 1987 (ngày 11-12/ 4): Đại hội Giới trẻ tòan thế giới tại Buenos Aires, thủ đô nước Argentina; số tham dự: 900,000. Chủ đề: “Chúng ta đã nhận biết Tình yêu Chúa nơi chúng ta và chúng ta đã tin vào Tình yêu ấy” (1 Gioan 4:16).

§         Năm 1988 (ngày 27/3): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Ngài bảo các anh làm gì, các anh cứ làm theo như vậy” (Gioan 2:5)

§         Năm 1989 ( ngày 15-20/ 8 ): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Santiago de Campostella, Bồ Đào Nha; số tham dự: 400,000. Chủ đề: “Ta là Đường, là Sự Thật, và là sự Sống (Gioan 14:16).

§         Năm 1990 (ngày 8/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Thày là cây nho, các con là ngành nho” (Gioan 15:5)

§         Năm 1991 ( ngày 10-15 tháng 8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Czestochowa, Ba Lan; số tham dự: 1,600,000. Chủ đề: “Chúa Thánh thần làm cho anh em trở nên con cái Chúa”(Rôma 8:15).

§         Năm 1992 (ngày 12/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Các con hãy đi khắp thế giới rao giảng Tin Mừng” (Mátcô 16:15)

§         Năm 1993 ( ngày 10-15/8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ; số tham dự: 500,000. Chủ đề: “Ta đến để đòan chiên được sống và sống dồi dào(Gioan 10:10)

§         Năm 1994 (Ngày 27/3): Ở mỗi Gíao Phận. Chủ đề: “Như Chúa Cha đã sai Thày, Thày cũng sai các con.” (Gioan 20:21)

§         Năm 1995 (ngày 10-15 /1): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Manila, Thủ đô Phi Luật Tân; số tham dự: 5,000,000; đây là một cuộc tập họp đông đảo nhất trong lịch sử nhân loại).Chủ đề: “Như Chúa Cha đã sai Thày, Thày cũng sai các con” (Gioan 20:21)

§         Năm 1996: Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Thưa Thày, bỏ Thày chúng con biết theo ai? Thày mới có những lời ban sự sống đời đời” (Gioan 6:68)

§         Năm 1997 (ngày 19-24/8): Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Paris, Thủ đô nước Pháp; số tham dự: 1,200,000.Chủ đề: “Thưa Thày, Thày ở đâu? - Hãy đến mà xem”(Gioan 1:38-39)

§         Năm 1998 (Ngày 5/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng con mọi điều”(Gioan 14:26)

§         Năm 1999 (ngày 28/3): Ở mỗi Giáo phận. Chủ đề “Chúa Cha yêu mến chúng con” (Gioan 16:27)

§         Năm Thánh 2000 (ngày 15-20/8): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Rôma; số người tham dự: 2,000,000. Chủ đề: “ Ngôi Lời đã làm nguời và ở giữa chúng ta”(Gioan 1:14)

§         Năm 2001 (ngày 8/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác Thánh giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Luca 9:23)

§         Năm 2002 (ngày 23-28/7): Đai Hội Giới Trẻ thế giới tại Toronto, Canada; số tham dự: 800,000. Chủ đề: “Các con là Muối cho đời… Các con là Ánh sáng cho trần gian” (Mattheu 5:13-14)

§         Năm 2003 (Ngày 13/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Đây là Mẹ con” (Gioan 19:27)

§         Năm 2004 (Ngày 4/4): Ở mỗi Giáo phận. Chủ đề: “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu”

§         (Gioan 12: 21)

§         Năm 2005 (ngày 16-21/8/2005) : Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Kohn, Đức quốc; số tham dự: 1,200,000. Đại hội lần này cách 3 năm kể từ Đại Hội Toronto, lại trùng vào năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II qua đời, và bắt đầu triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, là người Đức.Chủ đề: “Chúng tôi đến bái lạy Người”(Mattheu 2:2)

§         Năm 2006 (Ngày 9/4): Ở mỗi Giáo Phận. Chủ đề: “Lời Chúa là đèn soi bước chân tôi, và là ánh sáng dẫn lối cho tôi” (Thánh vịnh 119:105)

§         Năm 2007 (Ngày 01/4): Ở cấp Giáo Phận. Chủ đề: “Như Cha đã yêu mến chúng con; chúng con cũng hãy yêu mến nhau” (Gioan 13:34)

§         Năm 2008 (ngày 15-20/7): Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Sydney (Australia), dự trù số người tham dự cũng rất đông (Ban tổ chức dự trù trong dịp này sẽ có nhiều khách hành hương đến Úc nhiều nhất từ trước đến nay, hơn cả dịp Thế Vận Hội năm 2000 ). Chủ đề: “Chúng con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con; và chúng con sẽ là những chứng nhân của Thày”(Công Vụ Tông đồ 1:8).

Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG ĐHGTTG 2008

Biểu Tượng này là sự chắt lọc những tinh hoa từ chủ đề Đại Hội: "Các con sẽ lãnh nhận sức mạnh quyền uy của Chúa Thánh Thần khi Ngài ngự đến trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thầy.” (Cv 1:8).

Biểu Tượng nhấn mạnh lời Chúa Giê-Su đã hứa rằng Ngài sẽ nhóm lửa trên trái đất qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, khiến cho khách hành hương khi đến Úc, sẽ xác nhận niềm tin và làm chứng cho Ngài.

Trung tâm của Biểu Tượng là Thánh Giá vươn cao trong chiến thắng, tượng trưng cho Chúa Giê-Su và đời sống chứng nhân mà Chúa Thánh Thần đã ban.

Đó là lòng thương yêu nồng nàn từ Trái Tim Chúa đổ ra cho toàn thế giới, xuất phát từ Thánh Giá Đức Kitô, cây Thánh Giá đã chinh phục lớp trẻ ở Sydney, Úc Châu và toàn thể thế giới.

Màu trắng của Thánh Giá nói lên ý nghĩa Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian.

Các ngọn lửa trên Biểu Tượng mang ý nghĩa việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trong ngày Lễ Ngũ Tuần qua hình lưỡi lửa. Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến Bí Tích Thêm Sức và 7 ơn Chúa Thánh Thần.

Các màu đỏ, cam và vàng trên Biểu Tượng là tượng trưng của Chúa Ba Ngôi Hiệp Nhất. Ba màu này cũng liên tưởng đến các sắc màu đặc trưng của dân bản xứ nước Úc.

Màu xanh dương tương ứng với màu đại dương bao bọc quanh lục địa Úc Châu, với nguồn nước Thanh Tẩy, với cả nhân loại, và với Đức Maria Đấng Tràn Đầy Ơn Phúc.

Nhà hát Con Sò là Biểu Tượng của thành phố Sydney, nơi tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008.

Ngọc Hương

Mục lục

 

PHÚT SUY TƯ

Bệnh, nằm trên giường, có nhiều vấn đề xuất hiện trong tâm trí : từ chuyện cũ tới chuyện mới; từ điều xấu đến điều tốt ; từ hình ảnh đẹp đến hình ảnh xấu ; từ  kỷ niệm đẹp tới kỷ niệm không đẹp. Chúng đan xen, đua nhau hiển hiện, khiến tôi phải suy nghĩ, phải quan tâm, phải lo lắng.

Tôi suy nghĩ về quá khứ. Một quá khứ không phải hoàn toàn êm dịu, bình an, lúc nào cũng đi trên đường bằng phẳng, được trải thảm bằng hoa hồng. Nhưng một quá khứ được kết dệt bằng hy sinh của cha mẹ, anh em. Một quá khứ được xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt của người thân và của chính mình. Một quá khứ chất chứa tất cả mọi điều vui-buồn, tốt-xấu, hạnh phúc-đau khổ, đã xảy ra trong từng hoàn cảnh cụ thể. Và năm tháng trôi qua, dù muốn hay không, những tháng ngày ấy cứ dần dần kết thành lịch sử đời mình. Suy nghĩ hoài, tôi thấy sao trong quá khứ mình không cố gắng nhiều hơn nữa, hơn nữa…

Tôi quan tâm đến hiện tại. Hiện tại là điều cụ thể nhất cho biết những quyết định trong quá khứ của mình thế nào. Quá khứ, tôi chưa phấn đấu hết mình. Bây giờ, tôi cần phải nghiêm túc hơn trong lời nói cũng như trong hành động ; từ quyết định nhỏ cho tới quyết định quan trọng trong đời. Tôi thấy cần phải dấn thân nhiều hơn nữa, nhất là dấn thân xây dựng tình yêu, được cụ thể hoá bằng việc phục vụ anh em trong đời sống hằng ngày. Thiết nghĩ, nếu mình thể hiện được lòng mến trong từng công việc cách trọn vẹn, thì cũng là cách làm cho tương lai ta được tươi sáng hơn, và tương lai sẽ luôn đón chào, mời gọi ta tiến bước…

Tôi lo lắng cho bước đường tương lai. Tôi lo lắng chứ không lo sợ. Vì phải  đối diện và sống trong một xã hội với muôn ngàn sự kiện, hình ảnh hấp dẫn, con người đang dần bị tục hoá bởi nhu cầu hưởng thụ, đi tìm sự thoải mái, phục vụ thân xác mà quên dần đi những giá trị truyền thống đạo đức cao đẹp. Thú thật, chính tôi cũng thích chọn những gì là văn minh, hiện đại. Tôi thích lựa những gì nhàn rỗi, thoải mái. Các phương tiện khoa học hiện đại đã giúp tôi rất nhiều, chúng thật hấp dẫn, và… tôi bị cuốn hút vào trong vòng xoáy của nó ; tôi chạy đua theo nó, và cứ thế, cứ thế. Tôi không biết sẽ đi về đâu nếu mình cứ chạy đua như thế. Tôi cảm thấy lo lắng. Khi suy nghĩ tới một thực tế của mỗi cộng đoàn được Chúa gởi đến. Nhất là thực tế ấy là một tập hợp của lộn xộn và xào xáo. Đang khi khả năng và kinh nghiệm thì ít ỏi. Vì rất có thể mình phải lột xác, phải phơi nắng, điều mà không mấy ai thích.

Vẫn biết rằng quá khứ qua rồi, nuối tiếc cũng thế ; còn tương lai chưa tới, chỉ có hiện tại thôi, vậy mà con người lại không sống giây phút hiện tại cho tốt. Nhiều người lại thích sống trong thế giới quá khứ, lúc lại thu mình trong một tương lai mộng mơ, lúc thì hăng say phấn khởi, dấn thân sống giây phút hiện tại.

Ôi ! Con người thật huyền nhiệm.

Chỉ một, nhưng lại là ba, “3 trong 1” : quá khứ, hiện tại và tương lai.

Thanh Thanh

Mục lục

 

GIỌT NƯỚC CÁM ƠN

 

1. VỊ KHÁCH ĐẶC BIỆT

 

Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

 

- “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng. Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi. Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

 

Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc ái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: ”Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

 

Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.”

 

Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ?

 

Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ? Trong lòng em bé gái đều có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này.

 

2. LÊN XE LẦN CUỐI

 

Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.

 

Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?

 

- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế.

 

Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

 

- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.

Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

 

- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”

 

Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

 

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa ? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa !

 

3. TÌM NGƯỜI TỐT MƯỜI NĂM TRƯỚC

 

Đã qua mười năm rồi.

 

Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.

 

Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta ? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này.

 

Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

 

Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”

 

Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.

- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

 

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”

 

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước:

 

Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng.

 

Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

 

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

 

- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

 

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

 

- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

 

Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước.

 

4. GIỌT NƯỚC BÁO ÂN

 

Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau ! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc !

 

Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

 

Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.

 

Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?

 

Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”

Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...

-----------------------

Tác giả: Mao Hán Trân

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

dịch từ tiếng Hoa

Mục lục

.

NHỮNG ÁP DỤNG MỤC VỤ NHÂN ĐẠI HỘI THÁNH THẾ QUỐC TẾ LẦN THỨ 49 TẠI QUÉBEC, CANADA



 

Đại hội Thánh Thể Quốc tế (ĐHTT) lần thứ 49 có chủ đề “Bí tích Thánh Thể là món quà Thiên Chúa ban để cho thế gian được sống”, được tổ chức tại Québec (Canada), từ ngày 15-22/6/2008, có khoảng 11.000 khách hành hương đăng ký tham dự, cùng với 50 Hồng y, 200 Giám mục và hơn 1000 linh mục đến từ 70 quốc gia. Mục đích ĐHTT: tuyên xưng và đào sâu đức tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể qua các buổi cử hành thánh lễ, tôn kính thờ lạy Thánh Thể trong 8 nhà nguyện khu vực Québec, học hỏi giáo lý về Thánh Thể, cũng như lắng nghe các chứng từ về Thánh Thể (chẳng hạn của bà Nguyễn Thị Thu Hồng, người em gái út của ĐHY Tôi tớ Chúa F.X Nguyễn Văn Thuận, của Ông Jean Vanier, sáng lập cộng đoàn Arche ở Pháp).
Năm 2008 là kỷ niệm 400 trăm năm thành lập thành phố Québec. Canada vẫn được tiếng là “Canada Thánh Thể”, với lòng mộ mến Thánh Thể đặc biệt nên việc tổ chức này được coi là điều hiển nhiên. Trong toàn thể lịch sử các ÐHTT thì Canada được chiếm giải quán quân hàng đầu. Năm 1910, Canada đã được vinh dự tổ chức ÐHTT quốc tế lần đầu tiên, ở ngoài Âu Châu, đó là ÐHTT quốc tế lần thứ 21 tại Montréal. Trên bình diện quốc gia, cho tới năm 1965, tại Canada đã có tới 152 ÐHTT: cấp quốc gia (1), cấp tỉnh (1), cấp giáo phận (30), cấp vùng (99), cấp giáo xứ (21). Ngay tại Québec đã có ÐHTT quốc gia năm 1938, và 95 Ðại hội Thánh Thể khác nữa.


Thánh lễ bế mạc có khoảng 60 ngàn người tham dự, và bài giảng của Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI được truyền trực tiếp qua hệ thống vệ tinh đến ĐHTT. Bài giảng này nhắm đến những điểm áp dụng mục vụ sau đây:

 

1. Học hỏi về mầu nhiệm Thánh thể và Hiến chế Phụng vụ Thánh của Công đồng Vaticanô II
Thánh Thể là kho báu tuyệt mỹ nhất của chúng ta. Thánh Thể là Bí tích tối hảo đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu trước. Thánh Thể là mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta; Thánh Thể là nguồn mạch, và là đỉnh điểm hành động và đời sống của Giáo hội, như Công đồng Vaticano II từng nhắc lại (Sacrosanctum Concilium, số 8). Vì thế, các mục tử cũng như tín hữu cần thường xuyên đào sâu, học hỏi, tìm hiểu bí tích cao quý này.


“Mầu nhiệm đức tin”: đó là điều mà chúng ta công bố trong mỗi thánh lễ. Tôi muốn mọi người quyết tâm học hỏi về mầu nhiệm này, đặc biệt bằng cách coi lại và khám phá, từng cá nhân hay từng nhóm, bản văn của Công đồng về Phụng vụ, ‘Sacrosanctum Concilium’, ngõ hầu can đảm làm chứng cho mầu nhiệm. Bằng cách này mỗi người sẽ đi đến việc hiểu biết hơn về ý nghĩa của từng bình diện của Bí tích Thánh Thể, hiểu chiều sâu của mầu nhiệm này và sống mầu nhiệm cách mãnh liệt hơn”.


Năm 2008 là kỷ niêm 45 năm ban hành Hiến chế Phụng Vụ Thánh.


2. Dạy giáo lý về Thánh Thể cho thiếu nhi và người trẻ


“Tôi thành khẩn hy vọng rằng Đại hội này sẽ trở thành một lời yêu cầu mọi tín hữu cũng quyết tâm như thế trong việc canh tân giáo lý về Thánh Thể, để chính họ sẽ đạt được một ý thức thật sự về Thánh Thể, và đến lượt họ sẽ dạy các trẻ em và người trẻ nhận ra mầu nhiệm chính của đức tin, cùng xây dựng đời sống mình chung quanh mầu nhiệm này”.


Nếu con người hiểu được ý nghĩa sâu xa của bí tích Thánh Thể họ sẽ đến tham dự thánh lễ thường xuyên để chiêm ngưỡng mầu nhiệm tình yêu cao cả này.


Liên Hội đồng Giám mục Á Châu kết hợp với Văn phòng Giáo dục Công giáo đã tổ chức Hội nghị “Thánh Thể và Giáo dục” tại Assumption University, Bangkok, từ 25-30/5/2008, mà một trong những mục đích là giúp giới trẻ tăng cường lòng yêu mến Thánh Thể.

 

3. Chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa bày tỏ nơi Thánh Thể


“Thánh Thần Chân lý làm chứng trong tâm hồn các con. Các con cũng, vậy hãy làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt mọi người, […]. Vì vậy, tham dự vào Thánh Thể không tách xa chúng ta khỏi những người đương thời với chúng ta; ngược lại, bởi vì Thánh Thể là cách diễn tả hay nhất của tình yêu Thiên Chúa, nó mời gọi chúng ta cộng tác với tất cả anh chị em mình để đương đầu với những thách đố hiện tại và làm cho hành tinh này thành một nơi tốt đẹp để sống. Để đạt được điều ấy, chúng ta phải không ngừng tranh đấu để mỗi người được tôn trọng từ lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên; để những xã hội giàu có của chúng ta đón chào những người nghèo nhất và cho họ được phép có chút nhân phẩm; để mọi người có thể tìm được lương thực và giúp cho gia đình họ tồn tại; để hòa bình và công lý có thể chiếu soi trên tất cả các lục địa. Đó là một vài điều trong số những thách đố mà chúng ta cần phải động viên tất cả mọi người đương thời với chúng ta, và các Kitô hữu phải rút sức mạnh của mình từ Bí Tích Thánh Thể để thực hiện điều ấy”.


Đại hội Thánh Thể Quốc tế Québec diễn ra 1 tháng trước kỷ niệm 40 năm Thông điệp Humane Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô VI.


“Thánh Thể không phải là một bữa tiệc giữa bạn bè, mà là một mầu nhiệm giao ước. Các kinh nguyện và nghi thức của hy tế Thánh Thể không ngừng làm sống lại toàn thể lịch sử cứu độ trước mắt linh hồn chúng ta, trong chu kỳ phụng vụ, và làm cho chúng ta hiểu thấu hơn về ý nghĩa của nó” (Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá [Edith Stein]). Chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm giao ước này bằng cách làm cho đời sống mình mỗi ngày một thêm giống hồng ân mà chúng ta lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể”.
Khi tham dự Thánh Thể, tín hữu tự hỏi mình, Giáo hội và Chúa Kitô Thánh Thể cũng sẽ hỏi họ: “Tôi làm gì cho người anh em?”. Người anh em đó đồng hóa với Chúa Kitô Thánh Thể, và đang đói, đang khát, đang là khách lạ, mang thân trần truồng, bệnh tật, đang bị cầm tù…” (x. Mt 25,31-46), và ngày nay còn dưới nhiều hình thức thiếu thốn, đau khổ khác nữa, nhất là những đói khát hòa bình, đói khát tự do, đói khát công chính, đói khát được tôn trọng đúng nhân phẩm con người…Ðứng trước tình trạng này, Thánh Thể kêu mời người tín hữu hãy tham dự vào công việc canh tân, đổi mới, thăng tiến điều kiện sống của các quốc gia, các cá nhân. Mỗi người tham dự vào công tác này theo khả năng, hoàn cảnh, cách thức của mình. Họ không thể dửng dưng với các công tác này, nếu họ thực sự sống hồng ân Thánh Thể trao ban cho họ.


Thánh Thể hay hy lễ dâng hiến của Chúa Giêsu có ý nghĩa và giá trị đích thực vì Ngài hy sinh chính mình, đã trải qua đau khổ, dù là Con Thiên Chúa, để học cách vâng phục theo ý Chúa Cha là cứu độ con người (x. Dt 5,7-8), chứ không phải để đề cao chính mình, mong muốn thành công cá nhân, và với lòng yêu thương, cảm thông nỗi thống khổ, yếu hèn của con người để liên đới với họ và cứu độ họ (x. Dt 4,15-16), chứ không phải để thống trị. Ngài trở nên giống anh em mình về mọi phương diện…trải qua mọi thử thách và đau khổ, nên Ngài có thể cứu giúp những ai bị thử thách (Dt 2,17-18). Hai chiều kích này không thể tách rời nhau: vâng phục Thiên Chúa và phục vụ con người. Qua phép rửa, chúng ta được mời gọi bắt chước sự vâng phục và liên đới phục vụ của Chúa Giêsu cũng như sự biến đổi của viên đại đội trưởng Rôma dưới chân thánh gía. Chứng kiến những cực hình, đau khổ của Chúa và sự phản bội của các môn đệ ông đã không dửng dưng, bàng quan trước đau khổ của con người vô tội bị xử án bất công (Lc 23,37); ông đã chiêm ngắm và tin nhận Chúa là Đấng Công chính, đã suy nghĩ về sự thật và về niềm tin, để thờ lạy Chúa cách đích thực vì Ngài chính là Con Thiên Chúa (Mt 27,54; Mc 15,39; Lc 23,47). Ông cũng nhận ra tình yêu đích thực của Chúa Giêsu dành những người hành khổ Ngài (Lc 23,24), dành cho người trộm lành (Lc 23,43), dành cho Đức Mẹ và người tông đồ yêu quý (Ga 19,26-27), dành cho Chúa Cha (Lc 23,46). Một tình yêu nở rộ giữa những cằn cỗi của sự bất nhân con người.


Một cách tương tự, khi chứng kiến những hy sinh đau khổ tột cùng của Chúa Giêsu trên thánh gía cũng như những bất hạnh của anh chị em đồng loại, hình ảnh của Chúa Giêsu, chúng ta phải hành động. Đó chính là hành vi thờ phượng và tôn thờ đích thực Chúa Giêsu Thánh Thể.


Ngoài ra, mỗi tín hữu lãnh nhận bí tích rửa tội và rồi bí tích Thánh Thể, được kêu gọi để sống trọn vẹn ơn thánh đã được đặt để nơi họ và cần được nuôi dưỡng để lớn lên: đó là ơn gọi nên thánh giữa đời.
Với người tín hữu giáo dân, do tư cách "đời" của họ, họ có cơ hội và khả năng để phát triển ơn gọi nên thánh này một cách thật hữu hiệu. Họ thể hiện mầu nhiệm nhập thể rõ ràng nhất, vì đem cái thánh thiêng vào trong cái đời của thế gian.


Các thừa tác viên có chức thánh, họ thể hiện ơn gọi nên thánh như là những người lãnh đạo dân Chúa và đem dân tới đỉnh sự thánh thiện là cuộc hiệp thông với Chúa Ba Ngôi.


Còn các tu sĩ có tư cách làm sao cho người khác nhận ra đích cuối cùng của con người phải nhắm tới là Chúa Kitô, và làm cho thế giới nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của con đường đi theo Chúa (x. Tông huấn Đời sống Thánh hiến, số 25).


Trong phạm vi gia đình, Thánh Thể mời gọi tín hữu sống bậc vợ chồng như là một Giáo hội tại thế nhỏ hẹp, nhưng lại mang sứ mạng chiếu tỏa nền văn minh tình thương. Thánh Thể là nguồn suối của hôn nhân kitô giáo. Ðây là hy tế của giao ước mới, trong đó giao ước hôn nhân có được sự trọn vẹn hình ảnh và ý nghĩa. Chúa Kitô đã chấp nhận nên hy tế vì yêu thương con người, nên Thánh Thể là nguồn của mọi tình yêu hôn nhân giữa vợ chồng. Do đó, Kitô hữu sống đời hôn nhân cần múc lấy từ Thánh Thể ơn sức mạnh, sự can đảm để sống đời hôn nhân như là chứng tá của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo hội. Sứ mệnh chính yếu của gia đình là đem tình yêu vào trong xã hội và để phục vụ xã hội. Ngày nay vợ chồng Kitô giáo sống đời hôn nhân với biết bao thử thách, với biết bao thánh giá hằng ngày và đi trên con đường đi ngược chiều của xã hội hôm nay: như những lối sống hôn nhân thiếu trung tín, như khi con cái sống xa đức tin, xa các giá trị Kitô giáo, như khi chung quanh xã hội cho phép ly dị, phá thai…và cả những khi một số đôi vợ chồng nào đó tái hợp sau những đổ vỡ đau thương. Trong những hoàn cảnh này, Thánh Thể sẽ trở nên nguồn sức mạnh cho gia đình và những người sống trong đó. Các vị mục tử phải ân cần nâng đỡ các hoàn cảnh này, cả khi người tín hữu không được rước lễ vì hoàn cảnh đặc biệt của họ.


4. Cử hành Phụng vụ cách xứng đáng


“Tôi van nài các linh mục đặc biệt tôn trọng cách nghi thức thánh lễ”.


5. Tôn trọng vai trò của giáo dân và giáo sĩ


“Và [tôi] kêu gọi các tín hữu tôn trọng vai trò của mỗi cá nhân, cả linh mục lẫn giáo dân, trong các cử chỉ trong thánh lễ. Phụng vụ không thuộc về chúng ta mà là một kho tàng của Hội thánh”.

 

6. Hãy nhớ tầm quan trọng của thánh lễ Chúa nhật


“Chúng ta không bao giờ được quên rằng Hội thánh được xây dựng quanh Đức Kitô và, như các thánh Augustinô, Tôma Aquinô và Albertô Cả, đều nói theo thánh Phaolô rằng, Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội thánh, bởi vì tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội thánh mà Chúa là đầu. Chúng ta phải trở đi trở lại Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, là nơi chúng ta được Chúa ban cho một bảo chứng về mầu nhiệm cứu độ của chúng ta trên thánh giá. Bữa Tiệc Ly là nơi quy tụ của Hội thánh sơ khai, là cung lòng chứa đựng Hội thánh của mọi thời đại. Trong Bí tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô được luôn luôn phục hồi, lễ Hiện Xuống được luôn luôn phục hồi. Chớ gì tất cả anh chị em trở nên ý thức sâu xa hơn về tầm quan trọng của thánh lễ Chúa nhật, bởi vì Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần, là ngày mà chúng ta dành để kính Đức Kitô, ngày mà chúng ta lãnh nhận sức mạnh để sống ân sủng của Thiên Chúa mỗi ngày”.


7. Chuẩn bị đón nhận Thánh Thể cách xứng đáng


“Tôi cũng muốn mời các mục tử và các tín hữu lại để tâm đến việc chuẩn bị rước lễ. Dù chúng ta yếu đuối và tội lỗi, Đức Kitô muốn ngự trong chúng ta, hãy xin Người chữa lành. Để thực hiện điều này, chúng ta phải làm tất cả những gì khả năng mình có thể làm để đón rước Người với một tâm hồn trong sạch, bằng cách, nhờ bí tích sám hối, không ngừng tìm lại được sự trong sạch mà tội lỗi đã làm cho ra nhơ bẩn, ‘bằng cách làm cho linh hồn và lời nói của mình hoà hợp với nhau’ theo lời mời gọi của Công Đồng (x. SC 11). Thực ra, các tội lỗi, đặc biệt là những tội trọng, là chống lại hành động của ân sủng Thánh Thể trong chúng ta. Tuy nhiên, những ai không thể lên rước lễ vì hoàn cảnh của mình, vẫn có thể tìm được một cách rước lễ qua lòng muốn và qua việc thông phần vào sức mạnh và hiệu quả của thánh lễ”.


8. Hãy ý thức gia sản thiêng liêng và bắt chước các vị thánh và chân phước Canada


“Bí tích Thánh Thể có một chỗ đứng hoàn toàn đặc biệt trong đời sống của các thánh. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì lịch sử sự thánh thiện của Quebec và Canada, là nơi đã góp phần vào đời sống truyền giáo của Hội thánh. Quê hương của anh chị em đặc biệt tôn kính các đấng tử vì đạo người Canada, Jean de Brébeuf, Isaac Jogues cùng các đồng bạn, là những người đã có thể hiến mạng sống mình cho Đức Kitô, như thế kết hợp chính mình các ngài với hy tế của Người trên thánh giá. Các ngài thuộc vào thế hệ của những người nam và nữ đã thiết lập và phát triển Giáo hội Canada, cùng với Marguerite Bourgeoys, Marguerite d'Youville, Marie de l'Incarnation, Marie-Catherine de Saint-Augustin, Đức cha François de Laval, vị sáng lập giáo phận đầu tiên ở Bắc Mỹ, […]. Hãy gia nhập trường của các ngài; giống các ngài, không biết sợ; Thiên Chúa đồng hành với anh chị em và bảo vệ anh chị em; hãy làm mỗi ngày một của lễ dâng lên để vinh danh Thiên Chúa Cha và tham gia vào việc xây dựng thế giới, bằng cách hãnh diện nhớ đến gia sản tôn giáo cùng xã hội và văn hóa rạng ngời của anh chị em, và cố gắng tỏa ra chung quanh mình những giá trị luân lý và tinh thần từ Chúa mà đến với chúng ta”.


Chúng ta có gương yêu mến Thánh Thể và cử hành thánh lễ trong lúc bị giam giữ Đức cha F.X Nguyễn Văn Thuận.


9. Hãy cổ võ ơn gọi


“Để cho Dân Thiên Chúa không bao giờ thiếu các thừa tác viên ban phát cho họ Mình Đức Kitô, chúng ta phải xin Chúa ban cho Hội thánh hồng ân có những linh mục mới. Tôi cũng mời gọi anh chị em thông truyền lời mời gọi làm linh mục đến các thanh niên trẻ, để họ chấp nhận với niềm vui mà không sợ trả lời Đức Kitô. Họ sẽ không thất vọng. Xin cho các gia đình trở thành nơi khởi đầu và nôi của ơn gọi”.
Một thí dụ cho thấy tình trạng thiếu linh mục là tại Philippines, một nước có đông người Công giáo nhất Á Châu về con số cũng như về tỷ lệ, một linh mục phải chăm sóc khoảng 35.000 giáo dân.


10. Cầu nguyện cho thành công của Đại hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 50


“Tôi mời tất cả anh chị em cùng tôi cầu nguyện cho ĐHTT quốc tế kế tiếp, sẽ được tổ chức vào năm 2012 tại thành phố Dublin được thành công. Tôi cũng nhân dịp này chào mừng dân chúng Ái Nhĩ Lan, trong khi họ chuẩn bị tổ chức cuộc tập họp này của Hội thánh. Tôi tin tưởng rằng họ, cùng với tất cả những người tham dự Đại hội tới, sẽ tìm thấy nó là nguồn mạch canh tân tinh thần trường cửu”.
Đại hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 49 đã kết thúc nhưng chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm, phải canh tân, ở mức độ tập thể cộng đoàn cũng như cá nhân để gia tăng lòng yêu mến bí tích Thánh Thể và sống mọi chiều kích của bí tích này trong cuộc sống hằng ngày.

xin Người ban cho chúng connhìn thấy những điều thiện hảotrong cõi nhân sinh.


Chúa là Ðấng thông biết và có thể làm nên mọi sự,


Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này,


trên cõi cao xanh,


xin cho chúng con được trở nên khách đồng bàn của Chúa,

* Những câu trích trong ngoặc kép là từ Bài giảng của ĐTC Bênêđictô XVI. Những phần khác có sử dụng bài viết của Đức Ông Trần Văn Khả, Cha Tạ Huy Hoàng và bài giáo lý tại ĐHTT Québec của Đức Cha Luis Antonio Tagle, Giám mục Giáo phận Imus, Philippines.

 

Linh mục GB. Ngô Đình Tiến

Mục lục

 

Câu chuyện về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney

Tổ chức một đại hội quốc tế như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney quả là một công việc vĩ đại, cần cố gắng của biết bao tim óc không phải chỉ của riêng Úc mà là của chung Giáo Hội hoàn cầu được đại diện bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Công việc ấy đã bắt đầu ngay sau lời công bố của Đức Bênêđictô XVI tại Marienfeld, Đức quốc, tháng 8 năm 2005.

1. Marienfeld 2005

Việc đầu tiên là tìm ra địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội, do Đức Bênêđíctô XVI cử hành cùng rất nhiều hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục khắp thế giới. Marienfeld của Cologne trong tâm trí nhiều người vẫn còn phảng phất đâu đó ý niệm thất bại về phương diện hậu cần. Ga xe lửa gần nhất là Horrem chỉ có hai đường rầy đi về. Lúc từ Dusseldorf tới dự Thánh Lễ Bế Mạc thì không có vấn đề gì cả, xe lửa Đức Quốc chạy phom phom. Có điều không hiểu sao, các toilets hôm đó không chịu làm việc như bình thường, làm bần đạo bí quá, vừa đến trạm Bayerwerk (có đại bản doanh công ty bào chế thuốc Bayer nổi tiếng thế giới), phải ra khỏi tầu, tìm đường giải quyết “bầu tâm sự”. Mà nhà ga ấy cũng kỳ, tìm hoài không thấy toilet nào mở cửa, đành phải chui vào bụi rậm. Vừa trút “bầu tâm sự” vừa tự nói với mình: đúng là dân đái đường (diabetic). Từ Horrem, phương tiện duy nhất để vào cánh đồng Marienfeld là cuốc bộ, đường dài chừng 5 cây số, mất khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. Niềm hân hoan được gặp mặt hàng triệu bạn trẻ thế giới khiến đôi chân già chẳng quản đường xa. Một loáng rồi cũng tới điểm hẹn. Quả là đáng đồng tiền bát gạo. Kinh nghiệm đường về bao giờ cũng khó khăn hơn, do số lượng một triệu khách hành hương cùng tuôn ra một lúc, nên bần đạo cùng bà xã, chưa kịp nghe Đức Bênêđíctô công bố địa điểm tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần sau, đã vội vàng và lẳng lặng cuốn gói. Nào ngờ mình không phải là người duy nhất có ý nghĩ hẹp hòi. Thiên hạ kéo nhau ra về hàng loạt. Vui thì có vui. Được nghe đủ giọng ca tiếng hát. Có những em thiếu niên bị mất hút gần cả người vì chiếc “packback” khổng lồ đeo phía sau, mà giọng hát thì vẫn lanh lảnh tha thiết, thấm đậm lòng người. Nhưng không biết sao, đường cuốc bộ khi về lại lâu đến thế, có những lúc, tưởng đoàn người lạc lối, bước vào nơi vô định. Mãi mới thấy Ga Horrem. Đoàn lữ khách như dừng chân hẳn lại cách nhà ga cả hàng hai, ba trăm thước. Lúc gần đến cổng nhà ga, không còn phải là hàng năm hay hàng sáu như trước mà có khi đến hàng hai chục, ba chục, trước một chiếc cổng chỉ rộng chừng 5 thước. Nói như nêm cối có lẽ không ngoa bao nhiêu. Bần đạo thỉnh thoảng lại bị một vị nữ tu nói tiếng Pháp, hình như từ Đảo Quốc Mauritius, trang bị đủ ba-lô chăn chiếu quanh người, quay người cho một vòng đụng vào đau thấu trời. Muốn f… một câu nhưng không dám. Vậy mà mấy cậu thanh niên, miệng vừa được rước Mình Thánh Chúa, vẫn chẳng nể nang ai, cứ f…tứ tung cả lên. Không biết là Anh hay Mỹ, chứ Úc thì không phải rồi! Đến gần mới biết phải 20 phút mới có một chuyến xe lửa. Trực thăng vần vũ trên trời, chỉ làm đoàn người nôn nóng thêm. Tình trạng mỗi lúc một tệ. Một phái đoàn của Pháp, rõ ràng đến sau bần đạo, thế mà, nhờ lá cờ Tam Tài cao ngất ngưởng với tiếng kèn đồng “L’enfant de la Patrie” tưởng tượng bơm hơi hay sao ấy, một loáng đã tiến qua cổng nhà ga mà vào bên trong. Bần đạo và bà xã vui mừng lắm cũng phải 3 giờ sau mới lọt qua cổng. Xe lửa còn hơn nêm cối. Nhưng không một ai kêu ca gì cả. Trở lại Dusseldorf, tưởng các đoàn viên khác thuộc phái đoàn Việt Nam của Sydney, nhờ đi xe buýt riêng, nên hẳn đã về trước. Nào ngờ hơn một giờ sau, Cha Văn Chi mới dẫn được đoàn về. Thì ra xe đứng một chỗ, án binh bất động, không di chuyển nổi, mà người thì phải cuốc bộ. Có nguồn tin tiên đoán phải đến sáng ngày hôm sau, mới giải quyết xong số lượng khách hành hương khỏi nhà ga Horrem. Tội cho bè bạn một cặp vợ chồng Pháp, không biết có ra kịp để theo xe buýt trở lại Paris trong đêm hay không.

2. Trường Đua Randwich 2008

Tất cả chỉ vì Marienfeld là một cánh đồng, đồng không mông quạnh, mà Hội Đồng Giám Mục Đức đã thuê trước ngày Đại Hội cả hai năm trời. Tiền thuê không rẻ vì phải bồi thường thiệt hại cho hoa mầu ruộng đất trong suốt hai năm. Và nhất là chi phí xây ngọn đồi nhân tạo để Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ (với khối lượng 80,000 thước khối đất, phải dùng đến 200 xe vận tải một ngày), và sau đó dẹp bỏ, để nông dân trồng hoa mầu trở lại. Có nguồn tin cho hay chi phí này không dưới 20 triệu Euros. Cho nên khi nghe tin Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 chọn Trường Đua Randwick làm địa điểm Đại Hội, ai cũng vui mừng.

Trường Đua này không rộng bằng Marienfeld. Nhưng Sydney cách trở, may lắm mới hy vọng có đến nửa triệu bạn trẻ thế giới tham dự Đại Hội, nên trường đua này và các địa điểm chung quanh như Centennial Park đã quá đủ. Randwick lại nằm ở trung tâm thành phố, nhiều đường giao thông, không xa ga Central có đến hơn 20 đường rầy chạy đi khắp ngả trong thành phố. Thậm chí, nếu không có xe buýt đưa rước, khách hành hương vẫn có thể cuốc bộ từ nhà ga này tới trường đua trong cùng khoảng thời gian như từ Horrem vào Marienfeld vì khoảng cách cũng chừng 5 hay 6 cây số. Có điều khác là họ phải thuộc đường đi, vì đây là trung tâm thành phố, không độc đạo như tuyến Horrem-Marienfeld của Đức. Được cái nếu biết đường, thì đường lại trở nên vui vì phố xá xe cộ tấp nập với hàng quán ê-hề. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của năm 1986 và 1995 khi tham dự Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành tại đó, số lượng người vào khoảng trên dưới 300,000 nhưng không hề nghe có ai phàn nàn về vấn đề chuyên chở. Từ ga Central tới Randwick, rất nhiều tuyến xe búyt đưa du khách đi về, bãi đậu xe chung quanh khu vực đủ cung ứng cho cả ngàn chiếc xe.

Chỉ có điều về phương diện tài chánh, khởi đầu ai cũng hài lòng, vì nghĩ sẽ tiết kiệm được nhiều lắm, không như Cologne 2005. Vì mọi cơ sở đã có sẵn, chỉ cần một khán đài hành lễ! Nhưng con cái bóng tối hình như lúc nào cũng “khôn ngoan” hơn con cái ánh sáng nhiều lắm. Chúng ngửi thấy mùi 20 triệu Euros ở Marienfeld bèn kết luận đây là một thứ “business” hạng chẳng vừa, cần phải khái thác. Người chủ của trường đua là chính phủ Tiểu Bang New South Wales không gây trở ngại chi, nhưng Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Randwick, dưới sự điều động của Peter V'Landys, lại chủ xướng một chiến dịch tẩy chay nhằm gia tăng các đòi hỏi tài chánh từ 12 triệu đô-la lên hơn 50 triệu. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy tháng, mãi trung tuần tháng Mười Một năm ngoái mới giải quyết xong, với tiền bồi thường lên đến 40 triệu đô-la, và khoảng hơn 10 triệu nữa được dự trù sẵn để bồi thường những thiệt hại có thể xẩy ra.

Thành thử chi phí về địa điểm Sydney 2008 không thôi đã vượt quá chi phí địa điểm của Cologne 2008. Cho nên, không hẳn việc làm của Hội Đồng Giám Mục Đức đã là thiếu suy tính như người ta có thể nghĩ. Rất may, chi phí địa điểm của Sydney 2008 đã được Chính Phủ Tiểu Bang và Chính Phủ Liên Bang cùng chia nhau hỗ trợ.

3. Tinh thần Úc

Người ta lấy làm lạ khi hai chính phủ kia chia nhau gánh cái gánh nặng tài chánh ấy. Không hẳn vì nhu cầu bầu cử, tuy rằng vấn đề ấy xẩy ra ngay trong năm có những cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Cho bằng cái đầu óc thực tiễn của giống người ănglô-sắcxông. Thứ nhất là khi không, họ có dịp quảng cáo về đất nước họ cho một thế hệ rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai. Thứ hai, thu nhập do Đại Hội mang đến cho nền kinh tế xứ này vuợt xa con số kia nhiều lắm, như lời John Watkins, phó thủ hiến Bang New South Wales, nhiều lần khẳng định. Chính ông đã đưa ra con số ước lượng vào khoảng 150 triệu đô-la. Theo Phòng Thương Mại Úc, con số ấy hiện đã được ước tính là 230 triệu đô-la.

Mặt khác, cái tinh thần vì việc chung của Úc không tệ lắm. Thế Vận Hội Sydney 2000 vẫn được coi là một trong những Thế Vận Hội thành công tốt đẹp nhất. Như lời Juan Antonio Samaranch, Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, đã tuyên bố vào ngày bế mạc: “tôi hãnh diện và hài lòng tuyên bố rằng các bạn đã đem lại cho thế giới một Thế Vận Hội tốt đẹp nhất xưa nay”. Năm 2002, phúc trình của Tổng Thanh Lý tiểu bang New South Wales cho hay cuộc thi đua ấy tốn phí tất cả 6.6 tỷ Úc kim tức 2.3 tỷ Bảng Anh gây cho ngân quĩ công một tốn phí từ 1.7 tỷ đến 2.4 tỷ Úc kim, tương đương từ 580 triệu đến 830 triệu Bảng Anh. Nhân dân và chính phủ Úc vui vẻ chấp nhận phí tổn ấy vì quả đó là một thành công đáng kể cho đất nước này với sự tham dự của 199 phái đoàn cấp quốc gia và 4 vận động viên độc lập, 10 651 vận động viên (4 069 nữ, 6 582 nam), 300 biến cố thể thao, 16 033 nhân viên truyền thông (5 298 báo chí, 10 735 truyền thanh truyền hình). Và nhất là con số khổng lồ 46,967 thiện nguyện viên, một con số chưa từng có trong bất cứ Thế Vận Hội nào. Người Úc chứng tỏ cho thế giới thấy cái tinh thần lo việc chung của họ.

Lần tổ chức này cũng sẽ thế thôi, không khác được. Ngay từ những ngày đầu, WYD08 Sydney đã đưa ra hai chương trình một là Homestay hai là Volunteering nhằm vận động cho có 8,000 thiện nguyện viên và 20,000 chủ nhà chịu mở cửa đón tiếp khách hành hương.

4. Từ Christchurh và Nasville tới Sydney

Chương trình vận động thiện nguyện viên thành công đến độ đã lôi cuốn được nhiều người từ ngoại quốc. Như Chelsea Pelham từ Christchurch, Tân Tây Lan. Mới 20 tuổi, đang hoàn tất bằng cử nhân về Thông Tin Đại Chúng tại Đại Học Canterbury ở Christchurh, bỏ cả học, nhất là tạm chia tay với bạn trai, và “everyting I knew to come to the unknown” là Sydney một năm làm thiện nguyện viên cho WYD08. Không lương. “I don’t mind the money situation – before this, I was a poor student, so it isn’t too different!”. Điều gì khó khăn nhất: “The hardest thing has been leaving the boyfriend, but there’s been lots of expensive phone calls”. Và ba nữ tu vượt trùng dương qua Sydney gần một năm nay. Đó là các nữ tu Mary Madeline, Mary Rachel và Anna thuộc dòng Đa Minh tại Nashville, Tennessee U.S.A. và hiện làm việc tại văn phòng phối trí của Đức Cha Anthony Fisher. Được hỏi lý do tình nguyện, Nữ Tu Madeline cho hay: do lòng say mê muốn làm việc với giới trẻ, giúp họ tìm ra giải đáp cho các vấn đề sâu sắc nhất của cuộc đời. Bà từng dạy tại một trung học của Dòng 11 năm nay, tiếp xúc với hơn 1,000 bạn trẻ. Dù dạy thần học, tiếng Anh, sinh vật học hay tiếng Pháp, Bà cũng thấy mỗi ngày dạy là một cuộc mạo hiểm. Bà từng tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rôma năm 2000. “Trong một triều sóng đầy hân hoan và ca hát” ấy, bà đã tìm thấy nhiều người trẻ khám phá ra tình yêu lôi cuốn của Chúa Kitô và sức sống đầy rung động của Giáo Hội cũng như sự thánh thiện đầy tỏa sáng của Tôi Tớ Chúa là Gioan Phaolô II. Bà cho hay chính đời bà cũng được cái triều sóng ấy thay đổi, giúp Bà sống ơn gọi của mình sâu sắc hơn, yêu thương và phục vụ Chúa cũng như tha nhân nồng cháy hơn, và bà muốn được nhìn thấy sự thay đổi ấy trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay. Bà tin chắc điều ấy, vì người Úc ấm áp và niềm nở, xứ sở họ xinh tươi: “Vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bãi biển là ván nhún giúp ta bước vào suy niệm và cảm tạ ơn Chúa”. Suy niệm và cám tạ đó sẽ đem lại cho Sydney và toàn thể nước Úc một trẻ trung hóa cho niềm hy vọng của họ.


Nữ tu Madeline cũng nhận định rằng tuy người Úc ít đến nhà thờ hơn người Mỹ, nhưng Bà tìm thấy nhiều tín hữu với một đức tin sâu sắc hơn. Nói đến quê hương mình, Bà cho hay trong Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc ngày nay, đã có nhiều dấu hiệu hy vọng hơn: nhiều người tham dự Thánh Lễ ngày thường, chầu thánh Thể và xưng tội nhiều hơn; giáo dân tham dự việc Giáo Hội ở mọi cấp bậc nhiều hơn, trong cả các chương trình như chuẩn bị hôn nhân, mục vụ giới trẻ và nối vòng tay xã hội. Bà cho rằng những thay đổi tốt đẹp ấy là do kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.


5. Kết quả một cuộc điều tra


Đó cũng là kết luận của Tiến Sĩ Richard Rymarz trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tập san The Australasian Catholic Record, bộ 84 số 4, tháng Mười năm 2007, tựa là “The Impact of World Youth Day: A Twelve Month Follow-up of Under 18 Australian WYD 2005 Participants” (Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Theo Dõi Các Tham Dự Viên Dưới 18 Tuổi Mười Hai Tháng Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2005” nhằm khảo sát các thái độ, niềm tin và tác phong của người tham dự biến cố ý nghĩa ấy. Các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi này thuộc các giáo phận từ Sandhurst tới Melbourne.Trước khi lên đường qua Cologne, họ được phỏng vấn và thăm dò và các trả lời của họ được so sánh với các trả lời của nhóm kiểm soát. Nói chung họ được miêu tả là những người Công Giáo tích cực, về cả các phương diện tham dự Thánh Lễ, xưng tội và làm thành viên các tổ chức dựa trên đức tin. Các câu trả lời của họ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống nội tâm và thiêng liêng, người khác và thế giới, truyền thống tôn giáo và tâm linh. Một năm sau khi trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, họ lại được phỏng vấn và thăm dò. Vì hết thẩy đều được coi là những người Công Giáo tích cực, nên các vấn đề thăm dò xoay quanh việc các tham dự viên mô tả biến cố, các thay đổi trong lối sống đạo, việc can dự vào trường học hay giáo xứ và một vài biểu thức nói lên niềm tin tôn giáo của mình. Kết quả các cuộc phỏng vấn và thăm dò này cho thấy một kinh nghiệm rất tích cực về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (NGTTG): 46.8% cho kinh nghiệm này tối đa 10 điểm. Tỷ số trung bình là 9.05. 87.1% cho hay sẽ tham dự NGTTG 2008 tại Sydney, 8.1% cho hay có thể tham dự, và 4.8% sẽ không tham dự. 98.6% cho biết tham dự NGTTG đã củng cố đức tin của họ, 55.6% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ tham gia vào giáo xứ; 53.2% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ can dự và các sinh hoạt nhóm đặt căn bản trên đức tin ở trường. Khi được yêu cầu liệt kê ba điều họ thích nhất tại NGTTG 2005, có tất cả bốn loại trả lời: loại thứ nhất là các nhận xét tích cực về Các Ngày Hội Ngộ. Loại thứ hai nhận định về các khía cạnh thuộc bản chất quốc tế của biến cố như gặp gỡ người khắp thế giới và được du hành ra ngoại quốc. Loại thứ ba nhận định về việc NGTTG đã gia tăng hiểu biết của họ về Đạo Công Giáo hay đã củng cố đức tin của họ. Loại thứ bốn được họ nhấn mạnh đến các biến cố cá thể mà nổi bật nhất là Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng và đêm canh thức trước đó.


Được hỏi ba điều họ ít thích nhất, các nhận định thông thường nhất liên quan đến khía cạnh hậu cần như chuyên chở, thời gian chờ đợi hay gấp gáp, nhà vệ sinh lưu động, thiếu tắm, và tệ nhất là thực phẩm. Các câu trả lời cho thấy họ cần nhiều thì giờ hơn để suy niệm, và ít có cơ hội đóng góp được gì vào việc dự trù các sinh hoạt. Đối với câu hỏi quan trọng nhất là NGTTG có tác dụng gì sau khi họ trở về, các câu trả lời cho thấy họ can dự nhiều hơn vào sinh hoạt giáo xứ và các sinh hoạt liên quan đến đức tin tại trường cũng như củng cố đức tin sâu sắc hơn. 71.4% cho biết sau NGTTG, họ đã cầu nguyện; 52.4% đã đọc Thánh Kinh, 63.5% đã thảo luận về tôn giáo với gia đình, 60.3% đã thảo luận về tôn giáo với bạn bè, 28.6% đã đi xưng tội, 41.3% đã tham dự Thánh Lễ.


Tựu chung, kết quả do NGTTG hiển nhiên là tích cực. Ít nhất, như Chelsea Pelham từng hy vọng, đây là thời điểm cho riêng tôi, để tôi cảm nghiệm được điều gì đó. Hay như một thiếu niên trả lời cuộc thăm dò của Tiến Sĩ Richard Rymarz: “Tôi bắt đầu làm thiện nguyện những việc như nấu cháo (cho dân nghèo)… Tôi muốn làm việc thiện nguyện bên ngoài học đường. Tôi muốn tham dự việc nhà thờ thường xuyên hơn, vì trước đây tôi không quan tâm đủ tới tôn giáo của tôi nên tôi muốn củng cố việc ấy”.

 

Vũ Văn An

Mục lục

 

Đến tận cùng biên giới

Ngày hôm nay, hầu như việc toàn cầu hóa đang trở thành nếp sống thời đại ăn sâu đậm trong mọi lãnh vực.

Thời đại ngày nay, nếp sống toàn cầu hóa đặt ra những thử thách chao đảo cho đời sống không chỉ trong cấu trúc đời sống xã hội, mà còn cho từng con người nữa.

Thời đại ngày nay, đà phát triển của việc toàn cầu hóa vượt qua mọi biên cương ranh giới xã hội đất nước. Không chỉ hàng hóa đồ dùng chế biến lan tràn từ lục địa này sang lục địa khác, từ nước này sang thị trường nước khác. Nhưng còn cả về lãnh vực văn hóa, văn minh cùng ngôn ngữ không còn dành riêng cho một lớp người chuyên môn, một xứ sở nào nữa.

Còn trong lãnh vực đời sống đức tin Công giáo thì thế nào? Mức độ toàn cầu hóa trong lãnh vực này tiến triển ra sao?

1. Sáng tạo cho toàn cầu

Trong bài tường thuật về sáng tạo thiên nhiên ( Sáng Thế ký 1,1-31) Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất, sự sống, cây cỏ, súc vật, con người không riêng cho một dân nước nào, cho một giai đoạn không gian cùng thời gian nào. Nhưng cho toàn cầu, cho mọi thế hệ, cho mọi không gian, cho hôm đó, cho hôm nay và cho ngày mai.

Công trình sáng tạo Thiên Chúa không chỉ sáng tạo một lần, sau đó nếu nó hư cũ phế thải, thì làm lại cái khác. Không, trong công trình đó có sẵn mầm sức sống phát triển đổi mới.

Như Nước là của châu báu cùng là yếu tố căn bản cho mọi sự sống phát triển trong thiên nhiên. Nước từ trên nguồn đổ xuống uốn khúc chảy qua ghềnh thác, sông ngòi, khe suối con lạch bị vẫn đục biến thành dơ bẩn.

Nhưng nguồn nước không bị cạn, cùng không dừng ở chỗ đó, trái lại tiếp tục chảy ra ngoài biển. Chất muối mặn ngoài biển hòa tan khử trừ chất dơ bẩn trong nước thành nước sạch. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống, gặp sức nóng nước lại bốc thành hơi bay lên trời cao, tụ lại thành nước mưa trong lành đổ xuống núi đồi nguồn suối dưới khắp mặt đất toàn cầu.

Trí khôn con người là bằng chứng về sáng tạo toàn cầu. Nhà bác học Pasteur là người sinh ra sống ở Pháp. Nhà nghiên cứu chữa trị vi trùng bệnh lao phổi Koch là người Đức. Nhưng trí khôn của hai ông không hạn hẹp trong biên cương ranh giới nước Pháp cùng nước Đức. Trái lại, sự suy nghĩ phát minh về y học của hai Ông đã vượt biên giới qua các châu lục, các quốc gia, lan tỏa mang lại hiệu qủa ích lợi cho mọi người ở mọi nơi trên toàn cầu vượt thời gian.

Sự phát minh chế biến ra thuốc Aspirin, viên thuốc ký ninh chống cảm thương hàn sốt rét trở nên thông dụng mọi người đều biết, đều dùng trên toàn cầu.

Áng sáng, nước uống, súc vật, cây cỏ, thời gian, không gian, sự sống, con người là sáng tạo tòan cầu hóa. Sáng tạo này có mầm sức phát triển, biến đổi sáng tạo tiếp tục luôn mãi.

2. Lời Chúa cho toàn cầu

Xuống trần gian làm người, tuy Chúa Giêsu sinh trưởng trong đất nước Do Thái cách đây hơn hai nghìn năm. Nhưng Lời rao giảng của Ngài được viết lại trong bốn Phúc âm cho mọi người, mọi dân nước trên hoàn cầu.

Bài giảng Tám mối Phúc thật của Chúa Giêsu ( Mt 5,1-12 ), Bí tích phép Thánh Thể, Bí tích ơn tha tội, bí tích phép Rửa tội, bí tích chức Linh Mục, bí tích phép hôn phối, Giáo Hội Ngài thành lập, sự hy sinh cùng sống lại của Ngài trên thánh gía, Đức Chúa Thánh Thần…không giới hạn cho riêng một ai, một cho thời đại nào, cho vị trí lãnh thổ đất nước châu lục nào. Trái lại luôn có gía trị cho mọi người, mọi nơi vào mọi thời đại hòan cảnh đời sống con người.

Những Kinh thờ phượng Chúa, mà chúng ta vẫn đọc hằng ngày, hay cả những bài hát trong thánh đường dùng để ca tụng cám ơn Chúa, là những điều phổ thông cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ xưa nay có căn bản trong Kinh Thánh. Như Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu dạy cách cầu nguyện, Kinh Kính mừng Maria là lời của Thiên Thần chào mừng Đức Mẹ khi truyền tin, Kinh Vinh Danh là lời ca mừng của các Thiên Thần trong đêm Chúa Giêsu sinh xuống làm người, Kinh Tin kính là lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa do Giáo Hội Chúa ấn định trong toàn thể Giáo Hội hoàn hoàn vũ, Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa là lời giới thiệu của Thánh Gioan Tẩy gỉa về Chúa Giêsu cho mọi người, dấu Thánh gía là công thức lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi do chính Chúa Giêsu dạy, 150 Thánh Vịnh là những lời cầu nguyện làm nền cho những bài thánh ca trong thánh đường xưa nay .

Tất cả những Kinh đọc, bài hát này từ hơn hai nghìn năm nay người tín hữu Chúa Giêsu ở bất cứ nơi đâu, thời đại nào cũng đọc, cũng ca hát bằng những ngôn ngữ khác nhau cùng cách thế diễn tả khác nhau thôi.

Dù là Giáo Hội Công giáo bên Ý, bên Pháp, bên Hoa Kỳ, bên Đức, bên Nhật Bản, bên Trung Hoa, bên Đại Hàn, bên Nga, bên Úc, bên Tansania, bên Mexico, bên Argentina bên Brasilia… tất cả đề cùng thờ phượng kính mến Một Đức Chúa Trời, đều cùng kêu khấn lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, của các Thánh trên trời, đều cùng tưởng nhớ cầu nguyện xin Thiên Chúa nguồn ơn cứu rỗi ban sự sống lại cho các linh hồn đã qua đời, đều cùng sống cổ võ lòng yêu thương bác ái tình liên đới con người với nhau.

Không dám nói theo kiểu thương mại kỹ thuật ngày hôm nay „đức tin vào Chúa đã toàn cầu hóa“, hay ngược lại. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa là cung cách sống từ xưa nay của người tín hữu trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa trên khắp hoàn cầu.

3. Giáo Hội cho toàn cầu

Khi Chúa Giêsu thành lập Giáo Hội đã trao quyền cho Thánh Tông đồ Phero đứng đầu toàn thể Giáo Hội lo việc rao giảng Lời Chúa trên toàn cầu: Con hãy chăn dắt chiên của Thầy (Ga 21,16)

Rồi trước khi trở về trời, Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ về sứ vụ của Giáo Hội: Anh em hãy đi rao giảng cho muôn dân nước. Làm phép Rửa cho họ nhân Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho tận thế. ( Mt 28,18-20 ).

Căn cứ vào sứ mệnh truyền giáo hoàn vũ đó, các Thánh Tông đồ đã bôn ba đi khắp mọi nơi sống rao giảng làm chứng về Chúa cho con người. Thánh Phero từ nước Do Thái sang tận Roma, Thánh Gioan sang miền đảo Patmos, Thánh Tôma sang Ấn Độ, Thánh Giacobe sang Santiago de Compostela bên Tây ban Nha, Thánh Phaolo đi khắp miền Trung đông sang tận các đất nước miền Balkan, miền Địa trung Hải.

Từ hơn hai nghìn năm nay Giáo lý cùng đời sống Giáo Hội Công giáo của Chúa lan rộng khắp cùng bờ cõi trái đất. Mỗi khi đức Giáo Hoàng nào qua đời, toàn thể các vị Hồng Y trong Gíao Hội ở khắp nơi trên hoàn cầu tụ tập về Roma bầu vị Giáo Hoàng mới, như ngày 18.19. tháng Năm năm 2005 vừa qua đã diễn ra việc bầu Đức giáo Hoàng Benedictô XI. ở Roma.

Các đức Giám Mục đứng đầu các Giáo phận trên toàn thế giới về đời sống đức tin trong Giáo Hội là những cộng tác viên trực tiếp cùng cố vấn của Đức Giáo Hoàng về cách sống rao giảng Tin mừng giáo lý của Chúa tại mỗi địa phương.

Trong đức tin của Giáo Hội Công giáo vào Thiên Chúa có điều căn bản là cùng thông công hiệp nhất với nhau: cùng Tin vào Một Thiên Chúa, cùng hiệp nhất với Giáo Hội của Chúa, giữ mối dây cùng thông công với nhau, với các Thánh trên trời và nhất là với những người đã qua đời.

4. Đến tận cùng biên giới trái đất

Ngày nay người ta đang đưa ra những giả thuyết có thể còn có nhiều không gian vũ trụ hành tinh khác nữa ngoài trái đất chúng ta đang sống. Người ta cũng nêu ra những dự đoán có thể còn có những con người khác nữa ở những hành tinh vũ trụ đó.

Và như thế đặt ra thắc mắc về sứ vụ Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội: “ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1,8).

Vậy phải hiểu thế nào về Lời Chúa đến tận cùng trái đất?

Tận cùng trái đất Chúa Giêsu nói đến không chỉ hạn hẹp về không gian ranh giới địa lý, về biên cương thời gian, nhưng còn sâu xa hơn nữa về dấu chỉ thời đại, về tâm lý, về văn hóa, phát triển kỹ thuật cùng tính tình hoàn cảnh sống của con người.

Đức Chúa Thánh Thần là sức sống của con người. Người Công Giáo tin nhận sự sống con người, khả năng sức sống phát triển thân xác cũng như tinh thần mỗi người là ân đức của Đức Chúa Thánh Thần ký thác ban cho.

Khả năng của con người có giới hạn trong mọi lãnh vực. Và con người cũng không tự tạo làm ra khả năng của chính mình được. Những nghiên cứu học hỏi bồi dưỡng chỉ giúp phát triển khả năng sẵn có mở rộng thêm ra thôi. Vì thế không chỉ riêng từng con người, mà cả toàn thể Giáo Hội hoàn vũ cũng đều khấn nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần ban ân đức trợ giúp cho việc sống làm chứng cho Thiên Chúa.

Đức Giáo Hoàng Benedictô XI. đã chọn Lời Chúa “làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất” là khẩu hiệu cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23. , từ ngày 15. – 20. Tháng Bảy ở tận vùng Châu lục xa xôi trên thế giới: Úc Châu.

Giáo Hội, con người cần Đức Chúa Thánh Thần ban ân đức sức mạnh củng cố đức tin tâm hồn sống làm nhân chứng cho nước Chúa trong đời sống.

Con người xin Ngài ban ơn khôn ngoan cho tinh thần. Nhờ đó biết nhận ra thánh ý Chúa qua những dấu chỉ thời đại ở khắp mọi nơi trong thế giới.

Con người cần ơn hiểu biết cho trí khôn của mình. Qua đó biết cách sống theo văn hóa, gìn giữ nề nếp gia đình, tình liên đới con người với nhau, bảo vệ gía trị sự sống cùng môi trường xung quanh , biết sử dụng phát triển kỹ thuật trong đời sống làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất là ranh giới tận cùng về biên giới hình thể địa lý.

Con người cần sự chân thật. Sự chân thật giúp sống bình an, xứng đáng là con người công chính trong vũ trụ, trong tương quan với Thiên Chúa và con người với nhau. Sống theo sự chân thật ngay chính là làm chứng cho Thiên Chúa trong mọi lúc đến tận cùng các ranh giới về thời gian, năm tháng, tuần lễ, ngày giờ phút giây.

Con người hằng khao khát nguồn an ủi cho đời sống. Nguồn an ủi giúp tâm hồn phấn khởi biết sống chia sẻ với thân phận con người trong đời sống lo toan cơm ăn áo mặc, chăm lo việc gìn giữ sức khoẻ, trong việc giáo dục đào tạo con người, với tầng lớp các người chịu đau khổ sống trong nghèo túng, cô đơn, bị khinh dể thiệt thòi trong đời sống.

Con người mong đợi cần ân đức tình yêu mến. Thần khí tình yêu mến nâng đỡ tâm hồn cuộc sống con người, đồng thời gây niềm hào hứng phấn khởi cùng đồng hành với mọi người trong đời sống về tinh thần tâm lý, nhất là tầng sâu thẳm nội tâm con người, như tính tình, tiềm thức và vô thức.

Con người cần niềm vui, sự hy vọng trong đời sống. Làn gió niềm vui, sự hy vọng khác nào như ánh sáng ngọn lửa bừng lên sức sống nồng ấm cho tâm hồn niềm tin.

Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người tín hữu Chúa Giêsu.

Ánh sáng đó không cho riêng một ai. Nhưng ánh sáng đó cho mọi người, cho mọi thời đại, cho mọi nền văn hóa, cho mọi không gian biên cương trên toàn cầu trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Ánh sáng đức tin đó không chỉ chiếu tỏa trong tâm hồn đời sống người lãnh nhận. Nhưng ánh sáng đó chiếu tỏa lan tới khắp không gian đời sống, xuyên qua thời gian đi sâu vào cuộc sống sức khoẻ, cơm ăn áo mặc hằng ngày, phát triển nếp sống văn minh và hoàn cảnh sống cùng tâm lý mọi con người.

Ánh sáng sự sống làm chứng cho Chúa tình yêu hôm qua, hôm nay và ngày mai: Anh em là ánh sáng cho trần gian!

Đại Hội Giới Trẻ thế giới lần thứ 23 từ 15. – 20. 07. 2008
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Mục lục

 

 

SỐNG CHỨNG NHÂN

 

CHỨNG TÁ ĐỨC TIN CỦA MÈYRA LUCCHI MOISE

Istria là một lãnh thổ rộng lớn, trước đây thuộc Italia, nhưng từ thế chiến thứ hai, lọt vào tay liên bang Yugoalavi. Vào những năm 1945 - 1946, hàng trăm ngàn người dân gốc Ý tại vùng này đã phải rời bỏ mọi cơ nghiệp để chạy về lãnh thổ Italia trốn tránh làn sóng cộng sản đang ào đến. Trong số những người này, có cả một thiếu nữ tên là Mèyra Lucchi Moise, mới 22 tuổi nhưng đã trải qua nhiều thử thách thương đau của chiến tranh, rồi cha bị bắt đưa đi biệt giam và chính bản thân mình cũng bị câu lưu thẩm vấn vì Đức Tin. Tháng 5 năm 1946, Mèyra vừa khó nhọc thoát ra khỏi một cơn bạo bệnh, thì cả nhà nhận được một lúc hai: một tin vui là ông bố Mèyra được trả tự do, và một hơi buồn là cả nhà bị trục xuất, phải về Italia ngay tức khắc. Thế là với hai bàn tay trắng, Mèyra cùng toàn gia đình rời nơi sinh trưởng về Italia. Dù mất tất cả sự nghiệp, Mèyra và cả nhà đều sẵn sàng chấp nhận một cuộc phiêu lưu mới, miễn làm sao mọi người có được một đời sống đức Tin và những quyền tự do tối thiểu.

Về đến Italia như là những người tỵ nạn trên chính quê cha đất tổ, Mèyra và gia đình phải tìm lại cách ổn định đời sống vật chất của gia đình. Chẳng bao lâu sau, Mèyra nhận được giấy gọi đi dạy ở Grado, gần Trieste, bắc Italia. Dạy học vẫn là một sứ mạng đối với Mèyra, nhưng sao lúc này chị cảm thấy băn khoăn, một phần vì đã đến tuổi 25 mà chưa định đoạt chuyện tương lai. Hồi mới tái khám phá ra Chúa Giêsu, Mèyra đã khát khao được sống đời tận hiến và phục vụ truyền giáo, nhưng nàng nguyện xin vâng thánh ý Chúa. Vào Năm Thánh 1950, trong một kỳ tĩnh tâm, Mèyra hiểu được ý Chúa muốn chị sống đời hôn nhân, nhưng thật buồn vì nhìn quanh quất, Mèyra chẳng thấy ai là người tâm đầu ý hợp, nghĩa là biết yêu Chúa Giêsu như mình cả.

Một tháng sau kỳ tĩnh tâm ấy, Mèyra nhận được một bức thư thật lạ đến từ một người chưa hề quen tên biết mặt. Người ấy tự giới thiệu là giáo sư Severino Lucchi, từ lâu vẫn tìm kiếm một thiếu nữ biết để tâm tìm kiếm Thiên Chúa và khi nghe nói đến Mèyra trong một hội nghị của phong trào Công giáo tiến hành, giáo sư có cảm tưởng là đã tìm được ý trung nhân theo ý Chúa và theo lời cầu nguyện của mình. Những cánh thư qua lại sau đó giữa hai người càng bồi đắp xác tín này vững chắc thêm. Mèyra và giáo sư Severino Lucchi đính hôn trong vòng 4 năm trời trước khi làm đám cưới và từ gia đình này, đã sinh ra Giovanni, người con trai lớn, một bé gái chết ngay khi lọt lòng mẹ và một bé gái khác bị mù bẩm sinh. Chị Mèyra nói: Vợ chồng tôi chấp nhận và yêu thương cháu gái bị mù. Tôi chưa bao giờ nhỏ giọt lệ thương xót số phận con vì tôi nghĩ rằng giọt lệ ấy có thể xúc phạm đến chương trình mà Thiên Chúa chắc chắn đã dành cho cháu. Tôi chỉ khóc thương lúc con gái của tôi trút hơi thở cuối cùng mà thôi.

Gia đình chị Mèyra cũng đã trải qua nhiều thử thách khó khăn, nhưng không bao giờ vợ chồng nản lòng cả. Ngày qua ngaỳ, hai vợ chồng cố gắng đọc hiểu những nét phác họa thánh ý Thiên Chúa dành cho họ để tô thêm những màu tươi sáng trêm bức họa tình yêu. Một ngày mùa hè năm 1996, chị Mèyra trở lại đảo Cherso lúc ấy vừa ra khỏi chế độ cộng sản, để viếng thăm làng cũ. Bất ngờ, chị gặp lại viên sĩ quan cảnh sát đã bắt giữ và thẩm vấn chị suốt mấy tháng hồi năm 1945 xa xưa, người mà chị đinh ninh rằng đã chết từ lâu. Chị rùng mình lạnh xương sống, tim như ngừng đập, quá khứ thoáng hiện về trong tim những cảnh bị tra khảo, đe dọa, những buổi học tập một chiều... nhưng rồi lệnh truyền Phúc Âm vang dội trong hồn chị ”Hãy yêuthương cả những kẻ oán thù các con”. Chị Mèyra bước nhanh vượt qua khoảng cách giữa hai người, tay bắt mặt mừng thắm thiết chào hỏi kẻ bách hại mình ngày xưa. Ông cụ này giờ đây đã già lắm rồi. Với đôi mắt ướt lệ, ông cụ trân trọng nói với chị Mèyra: “Tôi đợi chờ giây phút này từ lâu lắm rồi, vì tôi muốm biết là người thiếu nữ ngày xưa đã nhất quyết chịu mất việc vì Chúa Kytô, ngày nay, có đủ sức để nhân danh Chúa Kytô mà tha thứ hay không.” Một năm sau đó, chị Mèyra gặp lại ông cụ một lần nữa. Lần này, ông nói: Bà biết không, cái bắt tay thân thiết và sự tha thứ của bà đã làm cho tôi khám phá ra Chúa Kytô và Giáo Hội của Người sau 60 năm theo dõi bách hại. Và trong hai năm còn lại, ông này đã sống đức Tin Kytô hết sức sốt sắng nhiệt thành.

Cách đây sáu năm, giáo sư Severino Lucchi qua đời, sau cơn bệnh dài. Từ khi ấy, chị Mèyra dành trọn thời giờ để chăm sóc 4 đứa cháu nội ngoan đẹp như thiên thần và những kẻ yếu đuối hay nghèo khó vv...Ngoài giờ dạy giáo lý, trợ giúp người kiều cư hoặc đói khổ, chị còn thư từ thăm hỏi hay trả lời các tù nhân, lui tới viếng các cô gái ăn sương ở khu vực điếm đàng gần nhà ga thành phố. Vào thời gian cận lễ Giáng Sinh, người ta rất thường gặp chị Mèyra lui tới hỏi han những cô gái xấu số này với món quà tặng nhỏ nhặt trên tay, để làm cho họ khám phá ra được trong sâu thẳm tâm hồn phẩm giá là con Thiên Chúa của mình.


 

MAIANH (...534) Radio Vatican

Mục lục

 

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

                       

HỒ THAN THỞ

 

Sau những ngày đám cưới hạnh phúc, nhiều đôi tân hôn thường đi hưởng tuần trăng mật. Địa điểm lý tưởng thường được chọn, là thành phố hoa Đà Lạt.

 

Với khí trời lành lạnh, với mưa phùn bay bay, dễ làm hồn ngất ngây trong tình yêu đôi lứa. Hóa ra, môi trường bên ngòai  cũng góp phần quan trọng  trong hạbg phúc tình yêu.

 

Lên tới Đà Lạt, thế nào người ta cũng nghe thấy một địa danh nổi tiếng ươm đầy tình yêu. Đó là hồ Than Thở.

 

Đây là nơi, mà suốt trong một thời gian dài, trở thành điểm hẹn mỗi chiều của đôi trai gái người Kò Ho (Kho).

 

Vì không môn đăng hộ đối, nên dù yêu nhau thắm thiết, vì cả gia đình hai bên đều không bằng lòng, để hai đứa có thể đi tới hôn nhân.

 

Chiều nay, chiều thứ bảy. Hai đứa lại ra nơi hẹn. Trên một tảng đá bên hồ Than Thở. Kề đầu vào vai người con trai, người con gái than : “ Như mây được ở với trời, như rừng được ở với núi, sao hai ta, lại không được ở với nhau, đau đớn quá anh ơi. Mai em phải lên xe hoa về nhà chồng rồi. Thôi, em chết đi, để cho tình mình được mãi thủy chung”.

 

Nói rồi, người con gái lao mình xuống dòng nước sâu.

 

Bàng hoàng ! Hoảng hốt ! Người con trai cũng lao mình theo. Và cả hai đã bị dòng nước cuốn đi vĩnh viễn.

 

Không như đôi trai gái Kho dại khờ ấy. Chết đi có giải quết được gì ?

Đôi bạn trẻ hôm nay may mắn hơn đôi bạn Kò ho, đã chính thức lấy được nhau. Trước mặt Chúa và xã hội, đã là vợ chồng của nhau rồi.

 

Vì thế, cô dâu hãy cố :

 

  1. Là một vầng mây trắng

 

Sao mây được ở với trời.

 

Là mây em nhé. Hãy nhẹ nhàng và thanh thoát như áng mây kia. Hãy nhẹ nhàng trong mỗi lúc anh thiếu xót, vụng về.Hãy nhẹ nhàng mỗi khi con cái vấp váp, dại khờ.

 

Em hãy là mây, để phủ bóng mát cho gia đình. Em hãy bay lên trời cao, bằng siêng năng việc cầu nguyện. Để em phủ bóng mắt đạo đức xuống gia đình. Để khích lệ đời đạo đức của anh, và để nêu gương đạo đức cho con cái.

 

Là cụm mây, nhưng đừng là cụm mây lang thang em nhé. Mà hãy là cụm mây thủy chung. Đừng ngồi lê mách lẻo. Đừng ham mê việc xã hội, để rồi bỏ quên mái ấm gia đình.

 

Là mây, nghĩa là em từ hơi nước mà ra, từ biển khơi mà thành. Vậy em có cội có nguồn. Em hãy đừng quên cội nguồn của mình. Có mẹ, có cha, mẹ cha của chính mình. Mẹ cha của bên chồng. Hãy là cụm mây ngoan hiền, hiếu thảo em nhé. Làm thế, vừa chứng tỏ sự trưởng thành hiểu biết của mình, vừa làm gương hiếu thảo cho con cái. Một lúc nào em giàu có, em thấy mình bay cao, lại quay ra chê bai mặt biển thấp hèn, làm thế là hợm hĩnh lắm đó em.

 

Là mây, em hãy là một vầng mây trắng.

 

Luôn giữ hồn mình trắng trong, không chỉ trắng không thôi, mà còn phải sáng nữa. Như người ta hay bảo. Trắng gì mà sáng thế. để có được độ sáng này, em phải luôn năng rước lấy nguồn sáng là Chúa Kitô.

 

Là mây trắng. Em hãy luôn phải thật thà. Đừng giận dối. Hãy ngay thẳng trong mọi tình huống và hãy dạy cho con sự thẳng ngay đó.

 

Là mây trắng em nhớ luôn gọn ghẽ trong cách ăn mặc. Đừng quá màu mè, dị hợm, kiểu cách. Gọn gàng trong nhà ngoài cửa. Để chồng em, dù có đi đâu, cũng muốn tìm về mái ấm dịu êm của mình.

 

  1. Còn anh, xin anh hãy là bầu trời

 

Hãy là bầu trời quảng đại và bao dung anh nhé. Anh hãy là bầu trời ôm lấy trách nhiệm nặng nề này. Mối quan tâm bây giờ, không phải là bản thân nữa, mà là vợ, là con.

 

Anh hãy là một bầu trời trong lành. Đừng để bầu trời ô nhiễm vì những lời tục tĩu tanh tưởi. Đừng để bầu trời nóng lên, vì những cơn giận dữ của anh. Bầu trời nhiều sấm sét, luôn làm người ta phải trốn chạy.

 

Đừng đẻ bầu trời trở nên tối tăm, vì những mùi rượu khó thở. Vì những đam mê anh chơi, phản bội.

 

Hãy là bầu trời bao dung, để biết cảm thông, quảng đại trong sự kính trọng thương yêu. Sẽ là một bầu trời chật chội, chán ngắt, nếu anh luôn chất ngất đay nghiến.

 

Hãy là một bầu trời xanh, thật xanh anh nhé. Hãy xanh màu hi vọng của đời sống thiêng liêng cao quý. Là bầu trời, anh gần Chúa. Để gia đình anh luôn sống trong bàn tay quan phòng của Chúa.

Anh phải là bầu trời xanh, xanh đời đạo đức. Bằng chính gương sáng của anh, bằng sự giáo dục nhắc nhỏ của anh.

 

Như bầu trời, anh hãy luôn biết tha thứ anh ạ. Tha thứ vì những thiếu sót làm anh bực dọc, vì những lời nói không đúng ý anh. Vì những lầm lỡ, mà kiếp làm người có ai mà thoát khỏi.

 

Thế nhé !

 

Hôm nay mây được ở với trời rồi. Đừng theo ước nguyện của đôi trái gái Kho. Hãy chăm chút cho mình và cho nhau. Hãy coi hạnh phúc ấy là thật vĩ đại.Hãy bảo vệ nó, giữa gìn nó. Đừng vì những đồng tiền, đứng vì những đam mê dại khờ, mà làm cho ước nguyện hạnh phúc này bị tan vỡ.

 

Lm. Đa minh Đỗ Văn Thiêm

Mục lục

Sức khỏe gia đình :

TẮC RUỘT

Tắc ruột là gì


Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông từ trên xuống dưới của các chất chứa đựng trong lòng ruột.


Nguyên nhân của sự tắc ruột như thế nào?


Lòng ruột bị bít do một vật chướng ngại.


- Nhiều giun đũa trong lòng ruột dồn lại tạo thành một búi nút kín lòng ruột.


- U bã đồ ăn do trong đồ ăn có nhiều chất xơ, u tóc ở những người phụ nữ có thói quen nhai tóc.


- Sỏi mật


- Phân su đóng quánh ở trẻ sơ sinh.


Lòng ruột bị bít do thương tổn ở thành ruột.


- Ung thư đại trực tràng.


- Lao góc hồi manh tràng.


- Các loại u lành.


Từ phía ngoài.


- Dây chằng chẹn ngang một quai ruột.


- Gập ruột.


Thoát vị nghẹt.


- Một quai ruột non chui qua một lỗ tự nhiên của cơ thể và mắc nghẹt ở đó.


- Quai ruột non có thể mắc nghẹt ở một lỗ tạo ra do phẫu thuật hay do chấn thương.


Dây chằng


- Một dây chằng ngắn và chắc được tạo thành sau phẫu thuật chẹn một quai ruột và mạc treo của nó.


Xoắn ruột


Một hay nhiều quai ruột non hay đại tràng chậu hông xoắn quanh trục của nó, xoắn một hay nhiều vòng, xoắn cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.


Lồng ruột


Ðoạn ruột trên lồng vào đoạn ruột dưới hay đoạn dưới lồng vào đoạn ruột trên.

 

Tắc ruột có những triệu chứng gì?


- Ðau bụng, đau từng cơn.


- Tất cả mọi bệnh nhân tắc ruột đều có tình trạng mất nước, nước mất chủ yếu là do nôn. Tắc càng cao nôn càng nhiều, nên tình trạng mất nước càng nặng.


- Bí trung đại tiện.


- Nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển mạnh ở trong dịch ứ đọng trên chỗ tắc.


- Nhiễm độc rất thường gặp khi bệnh nhân đến trễ. Mạch nhanh, huyết áp thấp. Ðái ít rồi vô niệu.


- Chụp X quang.


- Chụp đại tràng.


- Xét nghiệm máu.


Ðiều trị bệnh tắc ruột như ra sao?


Nguyên tắc của điều trị tắc ruột là ngoại khoa kết hợp với nội khoa.


Ðiều trị ngoại khoa để giải thoát sự tắc nghẽn và để xử trí các thương tổn của ruột nếu có.


Ðiều trị nội khoa để điều chỉnh các rối loạn toàn thân bao giờ cũng có và nhiều khi rất trầm trọng.


Ðiều trị nội khoa:


- Hút dạ dày - ruột : làm cho dạ dày và ruột non bớt chướng, đỡ khó khăn cho động tác phẫu thuật và để cho ruột được nuôi dưỡng tốt.


- Làm cho bụng bớt chướng, bệnh nhân dễ thở hơn.


- Làm cho dịch thở không tràn vào đường thở.


- Dùng dung dịch mặn đẳng trương và thêm vào đó các điện giải.


- Kháng sinh.


Ðiều trị ngoại khoa:


Dị vật trong lòng ruột: mở ruột lấy dị vật.


Tắc ruột do dây chằng: cắt dây chằng .


Tắc ruột do dính.


- Gỡ dính. Sau khi gỡ nếu có những chỗ mất thanh mạc phải khâu phủ kín vì nếu không rất nhiều khả năng dính và tắc lại. Ðể ngừa dính xếp ruột và khâu dính ruột với nhau.


- Cắt đoạn ruột. Nếu dính nhiều không gỡ hay sau khi gỡ mất nhiều thanh mạc khâu phủ không kín nên cắt đoạn ruột. Nhưng đoạn ruột cắt bỏ không quá dài, ảnh hưởng tới hấp thu sau này.


- Nối tắt. Khi đoạn ruột dính là ở hồi tràng gần với gốc hồi manh tràng mà không gỡ được hoặc gỡ rồi nhưng nhiều khả năng sau mổ dính lại, nên nối hồi - đại tràng ngang.


Việc điều trị sau mổ là gì?


Hút dạ dày cho tới khi có trung tiện trở lại.


Bồi hoàn nước và điện giải: căn cứ vào kết quả của điện giải đồ.


Kháng sinh.


Theo dõi tình trạng xoang bụng


- Nếu phẫu thuật có mở rụôt: theo dõi viêm phúc mạc do xì chỗ khâu nối.


- Mọi trường hợp: theo dõi tắc rụôt lại, nhất là sau phẫu thuật gỡ dính.

 

Trần Tâm biên tập từ Internet

Mục lục

 

 

ĐỌC SÁCH

 

MỖI SÁNG THỨC DẬY LÀ MỘT ƠN PHƯỚC

 

Mấy tuần qua chị không được thư thái, nhưng nghĩ rằng do đau lưng. Giữa khuya chị choàng tỉnh, cảm thấy như ai đang đứng trên ngực mình. Nghĩ đến tim, chị đánh thức chồng nhờ đưa vào bệnh viện.

 

Trong bệnh viện, chị hồi tưởng lại năm chị mười hai tuổi, cha gục ngã trong sở làm. Bệnh tim, không lời trăn trối. Hoảng sợ chị cầu nguyện : Lạy Chúa, đừng để con đi mà không kịp từ giã chồng. các con của con hãy còn bé dại.

 

Bác sĩ cho biết, chị bị nghẽn ba, bốn động mạch chủ ( major arter –ies). Chị mới băm chin, nhưng có thể là do di truyền. Buổi sáng đi mồ bắc cầu (bypass), chị quá đỗi lo lắng. Giờ mổ càng gần, chị càng thêm sợ. Khi sắp được gây mê, chị cầu nguyện : Nếu Chúa cho con được sống để nhìn thấy con cái trưởng thành, con nguyện sẽ…

 

Hồi tỉnh, chị nhận ra chồng con đang đứng bên cạnh. Anh cằm tay chị. Ôi, bàn tay dịu dàng. Ôi, những gương mặt thương yêu. Lạy Chúa, từ nay con sẽ không để phí một phút nào khi sống với chồng với con.

 

Hai ngày sau, bác sĩ cho biết trong tương lai các động mạch có thể sẽ bị nghẽn trở lại,  nhưng bây giờ không thể mổ lần nữa. Qua lần mổ này chịcó thể sống them sáu năm. Chao ôi, sáu năm  Nào hơn một chớp mắt. Cổ chị thắt lại, , nghẹt thở.

 

Rồi chị nhớ ra : Sáu năm, đúng như chị cầu xin. Sáu năm, lúc ấy con chị vừa kịp trưởng thành. Chúa đã ban ơn cho chị, vậy thì chị hãy tận dụng sáu năm ngắn ấy đúng như chị cầu nguyện. Khôngđược phép phí phạm thời gian.

 

Năm thứ sáu. Chị đau ngực trở lại. Bác sĩ lắc đầu, không thể can thiệp thêm lần nữa. Nỗi sợ hãi làm chị đau đớn. Một hôm con trai chị gục đầu vào ngực mẹ khóc : Mẹ, Mẹ phải chờ tới ngày nhìn mặt cháu đích tôn. Con gái chị thổn thức : Mẹ, chúng con cần mẹ. Các cháu cần bà ngoại

 

Chi an ủi : Mẹ sẽ sống cho hết đời mẹ. Tại sao phải nghĩ tới chuyện chia ly từ bây giờ. Sáu năm, mười năm, hai mươi năm ! Có bao giờ đủ đâu ?

 

Thâm tâm chị nói lên lời nói dõng dạc : Ta phải sống. Từ đó, chị bắt đầu đọc sách dưỡng sinh, và rèn luyện. Chị thề với lòng. Ta phải sống !

 

Có thể là ơn Chúa.Có thể là nghị lực của chị. Bây giờ chị đang sống qua năm thứ tám, khỏe mạnh. Bây giờ chị chào đón mỗi buổi sáng với niềm vui khôn tả. Mỗi khi trò chuyện và chăm sóc chồng con chị trân trọng. Mỗi một việc trong ngày, chị trân trọng, dẫu chỉ là nhỏ nhít, giản đơn.Chỉ biết Chúa đã ban cho chị nhiều hơn chị cầu xin. Và mỗi một phút giây chị còn thở, chị biết nó quý giá đến chừng nào. Chị muốn chia sẻ với mọi người cảm nghiệm của chị  : Hãy sống như thể sáng mai mình chẳng còn được nhìn thấy mặt trời.

 

Muợn ý Deborah Bebb Every morning is a gift, 1997

 

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Mục lục